Pivot Point là một công cụ dùng để phân tích kỹ thuật, dùng để xác định xu hướng của thị trường trên nhiều khung thời gian khác nhau. Đây được xem là một công cụ kỹ thuật tiềm năng, có công năng quan trọng giúp các các nhà đầu tư dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc thực hiện lệnh giao dịch. Vậy Pivot Point là gì và cách vận dụng điểm xoay Pivot như thế nào để đạt hiệu quả thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Pivot Point là gì?
Pivot Point là một điểm xoay dùng để xác định mức kháng cự và hỗ trợ trong giao dịch Forex. Pivot chỉ đơn giản là giá trị trung bình của mức cao/thấp trong ngày và thể hiện giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó. Sau đó, nếu vào những ngày tiếp theo, giả sử giá nằm trên điểm trục thì đây là dấu hiệu cho thấy giá đang có xu hướng tăng; ngược lại, giá nằm dưới điểm trục thì chính là dấu hiệu của xu hướng giá đang giảm. Qua đó, Pivot Point có chức năng dùng để xác định tâm lý của thị trường đang trong trạng thái thay đổi từ tăng sang giảm hoặc ngược lại.
Cấu tạo của Pivot Point
Điểm xoay Pivot Point gồm có 7 mức giá:
- Đường chính PP, còn gọi là điểm trục hoặc điểm xoay Pivot
- 3 mức hỗ trợ có ký hiệu là S1, S2, S3
- 3 mức kháng cự có ký hiệu là R1, R2, R3
Trong đó, khoảng cách giữa R1 với R2, hoặc R2 với R3 được gọi là các vùng giá hay là Range Trading.
Để hiểu rõ hơn về công cụ Pivot Point, các nhà đầu tư cần biết một số thuật ngữ cơ bản nhất là:
- PP: là chữ viết tắt của công cụ Pivot Point
- S: có nghĩa là Support (mức hỗ trợ)
- R: có nghĩa là Resistance (mức kháng cự)
- High: Là chỉ mức giá cao nhất
- Low: Là chỉ mức giá thấp nhất
- Close: Có nghĩa là giá đóng cửa
Các nhà đầu tư có thể tham khảo một số ý tưởng giúp tính giá điểm xoay Pivot như sau: Trên khung thời gian D1, giá sẽ được tính ở mức giá cao nhất cộng với mức giá thấp nhất, tiếp tục cộng với giá đóng cửa của ngày trước đó. Hoặc trên khung thời gian H4, tính ở điểm giá cao nhất, đến giá thấp nhất và giá đóng cửa ở nến H4 trước đó.
Công thức tính Pivot Point
Trước khi tính điểm xoay Pivot, các nhà đầu tư cần lưu ý điểm xoay Pivot có nhiều điểm khác biệt nhiều so với đường trendline, đường hỗ trợ và kháng cự hoặc đường EMA… đó là điểm xoay Pivot giống nhau ở mọi khung thời gian khác nhau và hoàn toàn bất di bất dịch.
Nhờ vậy mà các nhà đầu tư có thể nắm rõ các mức giá quan trọng trong suốt thời gian giao dịch. Trong đó, đường PP hay còn gọi là điểm xoay sẽ là mức giá quan trọng nhất trong ngày giao dịch, đây là sự cân bằng giữa mua và bán hoặc tăng và giảm.
Từ đó cho thấy, khi giá vượt cao hơn điểm xoay Pivot, thì thị trường sẽ tiến gần hơn đến mức S1, S2, thậm chí là S3 của các vùng hỗ trợ, đây chính là dấu hiệu của xu hướng giá tăng.
Ngược lại, khi giá tiến gần về các mức R1, R2 hoặc R3 của vùng kháng cự và giá nằm hẳn dưới trục điểm chính thì đây được xem là xu hướng giá đang giảm.
Điều này được hiểu rõ hơn qua công thức tính Pivot Point dưới đây:
Pivot Point = (Giá cao của kỳ trước + Giá thấp của kỳ trước + Giá đóng cửa của kỳ trước) / 3
Trong đó, S mức hỗ trợ sẽ được tính như sau:
S1 = (2 x PP) – Giá cao của kỳ trước
S2 = PP – (R1 – S1)
S3 = PP – (R2 – S2)
Cũng như vậy, các mức kháng cự sẽ được tính là:
R1 = (2 x PP) – Giá thấp của kỳ trước
R2 = (PP – S1) + R1
R3 = PP – (R2 – S2)
Dựa trên công thức, ta có thể thấy S1, S2, S3 và R1, R2, R3 đều lấy giá trị của điểm xoay chính là PP dùng để tính toán. Do đó, điểm PP là yếu tố quan trọng nhất để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự.
Cách vận dụng Pivot Point trong giao dịch
Thông thường, nhiều nhà đầu tư lầm tưởng rằng lấy điểm PP làm trục chính và khi giá nằm trên trục PP thì được xem là thị trường đang trong xu hướng giá tăng. Theo như công thức cơ bản của Pivot Point đó là:
- Vào lệnh Buy khi giá tiến lên điểm S1, S2 hoặc S3
- Vào lệnh Sell khi giá giảm xuống điểm R1, R2 hoặc R3
Song, cách vận dụng công thức trên chưa hoàn toàn tốt và hiệu quả, các nhà đầu tư có thể tham khảo một số phương pháp vận dụng điểm xoay Pivot như sau:
1. Kết hợp với các mô hình nến đảo chiều
Đây được xem là một phương pháp hiệu quả nhất mà cách vận dụng lại rất đơn giản, vì có nhiều dạng cản động như đường EMA nên khi xảy ra hiện tượng thay đổi, giá sẽ dịch chuyển hầu hết trên các đường này. Trong khi đó tại điểm xoay Pivot, các mức hỗ trợ hoặc kháng cự được tạo ra sẽ bất biến ở trên mọi khung thời gian khác nhau. Chính vì vậy, giả sử tại các khu vực này có các mô hình nến đảo chiều xuất hiện trùng khớp với mức hỗ trợ và kháng cự thì đây chính là cơ hội tốt để thực hiện lệnh.
2. Kết hợp với chỉ báo MACD
Có thể thấy bản chất của công thức Pivot Point đó là điểm xoay Pivot được hình thành dựa trên công thức trung bình giá để tìm kiếm mức độ cung cầu qua 3 điểm chính là giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa. Điều này làm tạo ra các khoảng cách, chính các khoảng cách ở các vùng này là sự biểu hiện sức mạnh của giá. Chính vì vậy, khi kết hợp điểm xoay Pivot với chỉ báo động lượng như MACD sẽ giúp cho các nhà đầu tư xác định được hai mục tiêu lớn đó là:
- Mức độ mua/bán giữa hai phe
- Vị trí xu hướng giá đảo chiều
Điều này có nghĩa là tìm kiếm sự chấp thuận của điểm xoay Pivot cùng với hội tụ hoặc phân kỳ của chỉ báo MACD. Hoặc khi giá vượt lên đến các vùng kháng cự và hỗ trợ thì tại đường chỉ báo MACD sẽ hiển thị thông báo MACD line cắt Signal line.
Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng Pivot Point
Mặc dù điểm xoay Pivot giúp xác định các mức kháng cự và hỗ trợ hiệu quả nhưng công cụ kỹ thuật này vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, chính vì vậy khi vận dụng Pivot Point vào giao dịch, các nhà đầu tư cần lưu ý:
- Dù đang giao dịch với bất kỳ phương pháp nào cần kết hợp sử dụng với các chỉ báo khác như MACD, RSI, volume… để tăng tỷ lệ thành công cao hơn.
- Pivot Point được đánh giá là một công cụ kỹ thuật có mức độ hiệu quả cao hơn so với các chỉ báo khác trong việc theo dõi và cập nhật các mức giá di chuyển xung quanh giá giao dịch, điều này giúp giảm thiểu tối đa độ trễ của giá.
- Sự thật là 7 đường cấu tạo nên điểm xoay Pivot đều có vai trò giống như các vùng hỗ trợ và kháng cự.
- Ngược lại với đường xu hướng Trendline hoặc đường EMA, thì điểm xoay Pivot luôn giống nhau và có sự bất biến trong mọi khung thời gian, do nó chỉ sử dụng một công thức duy nhất để tính toán. Song, các điểm xoay này chỉ có giá trị trong ngày hôm đó, qua đến ngày hôm sau thì sẽ thay thế bởi các mức điểm xoay khác nhau, hay còn được gọi là các mức S1, S2, S3 và R1, R2, R3 cùng với đường PP luôn thay đổi mỗi ngày.
Tổng kết
Pivot Point được đánh giá là một công cụ kỹ thuật mang lại hiệu quả cao, giúp các nhà đầu tư nhận biết được xu hướng giá đang tăng hoặc giảm so với giá đang giao dịch. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần cẩn trọng hơn và nên sử dụng kết hợp với các chỉ báo hoặc công cụ kỹ thuật khác để tăng độ hiệu quả, từ đó sẽ có các quyết định đúng đắn nhất trong quá trình giao dịch.