Author: Thangtien

  • Mô hình Pennant là gì? Cách sử dụng phương pháp này

    Mô hình Pennant là gì? Cách sử dụng phương pháp này

    Mô hình Pennant cho biết đồ thị giá đang tiếp diễn trên thị trường được các nhà đầu tư ưa chuộng sử dụng trong giao dịch. Mô hình này có chức năng dự báo xu hướng giá đang tiếp diễn mạnh mẽ ở thời điểm ban đầu, mô hình cờ đuôi nheo rất quen thuộc và xuất hiện nhiều trong giao dịch nhưng một số nhà đầu tư vẫn thường nhầm lẫn với các mô hình giá khác. Trên cơ sở đó, bài viết dưới đây sẽ giúp cho các nhà đầu tư giao dịch trên thị trường Forex dễ dàng nhận biết và phân biệt mô hình cờ đuôi nheo là gì.

    Mô hình cờ đuôi nheo là gì?

    Mô hình cờ đuôi nheo hay còn gọi là Pennant hoặc mô hình cờ hiệu, mô hình này có hình dạng giống với hình tam giác nên vô tình khiến cho các nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm trong giao dịch dễ dàng bị nhầm lẫn với mô hình tam giác và mô hình cái nêm.

    Không ít nhà đầu tư đã nhầm lẫn mô hình cờ đuôi nheo với các mô hình giá khác, vì vậy các nhà đầu tư cần biết một số đặc điểm khác biệt của mô hình giá cờ đuôi nheo qua các yếu tố như:

    • Mô hình Pennant thường xuất hiện ở cuối cùng sau khi xảy ra xu hướng giá tăng mạnh hoặc giá giảm mạnh.
    • Sau khi giá tăng lên hoặc giảm xuống mạnh mẽ, xu hướng giá thị trường lúc này sẽ chuyển trạng thái sang tạm nghỉ để lấy đà trước khi thực hiện tăng tốc di chuyển theo xu hướng giá ban đầu. Trong khoảng thời gian dừng nghỉ tạm thời, giá thường có sự dao động với biên độ nhỏ và có xu hướng hẹp dần cho đến lúc hội tụ lại ở một điểm phía bên phải mô hình, tạo thành một hình tam giác hoàn chỉnh.
    • Khi giá phá vỡ đường hỗ trợ và kháng cự thì mô hình giá cờ đuôi nheo mới xuất hiện rõ ràng hơn.
    • Mô hình cờ đuôi nheo được xem là tín hiệu dự báo cho sự tiếp diễn của một xu hướng giá trên thị trường.

    Đặc điểm để nhận diện mô hình Pennant

    Các nhà đầu tư cần nắm rõ một số đặc điểm cơ bản sau để phân biệt mô hình giá cờ đuôi nheo với các mô hình báo giá khác trên thị trường:

    • Khi mô hình cờ đuôi nheo được hình thành, bắt buộc thị trường giao dịch phải di chuyển trong một xu hướng giá tăng mạnh hoặc giảm mạnh. Bộ phận giá tăng mạnh hoặc giảm mạnh này được xem là cán cờ hoặc cột cờ trên biểu đồ. Nếu phát hiện mô hình không có hình cán cờ thì đó chính là mô hình giá tam giác.
    • Phần lá cờ được tạo thành khi hai đường xu hướng kháng cự và hỗ trợ cùng hội tụ lại một điểm, có đặc điểm giống với mô hình cái nêm và mô hình giá lá cờ.
    • Trong giai đoạn hình thành mô hình nảy, volume giao dịch có khả năng sẽ rất lớn trong xu hướng giá ban đầu, sau đó nó sẽ cô động lại và biên độ biến động rất nhỏ. Cho đến lúc giá phá vỡ và thoát ra khỏi mô hình thì khối lượng giao dịch lại tiếp tục tăng và đẩy giá di chuyển theo xu hướng ban đầu.
    • Để hoàn thiện một mô hình giá Pennant thường dao động khoảng từ 1 – 3 tuần, thời gian này cũng là lúc thích hợp để cho các nhà đầu tư phân tích biểu đồ và chuẩn bị các chiến lượng giao dịch phù hợp, hiệu quả nhất.

    Các loại mô hình Pennant (cờ đuôi nheo) thường gặp

    Trong các loại mô hình giá Forex, mô hình cờ đuôi nheo là một dạng mô hình dễ nhận diện và phân chia nhất. Trên thực tế trong giao dịch, cờ đuôi nheo có hai loại mô hình chính, đó là mô hình cờ đuôi nheo tăng và mô hình cờ đuôi nheo giảm. Để nhận diện được hai loại mô hình này, chúng ta cần tìm hiểu một số đặc điểm sau:

    1. Mô hình cờ đuôi nheo tăng

    Mô hình Bullish Pennant (cờ đuôi nheo tăng) là một dạng mô hình báo hiện xu hướng giá sẽ tiếp tục tăng như ban đầu. Xu hướng giá phải đang trong một xu hướng giá tăng mạnh trước đó, đây chính là đặc điểm lớn của mô hình giá cờ đuôi nheo tăng. Chính nhờ xu hướng giá tăng này sẽ là yếu tố tạo thành hình cán cờ hoàn chỉnh.

    • Hình cờ đuôi nheo tăng được cấu tạo bởi đường kháng cự có xu hướng dốc xuống và đường hỗ trợ dốc cao lên và hội tụ với nhau cùng tạo thành một hình tam giác.
    • Các sự biến động về giá sẽ bị giới hạn trong hình tam giác cho đến lúc giá đủ lực để phá vỡ ra khỏi vùng kháng cự.
    • Sau khi dừng tạm nghỉ, thì bên mua đã tích trữ đủ năng lượng để nhanh chóng đẩy giá tăng mạnh, kéo theo thị trường liên tục tăng mạnh.

    2. Mô hình cờ đuôi nheo giảm

    Mô hình Bearish Pennant – Cờ đuôi nheo giảm là một mô hình giá tiếp diễn được hình thành sau khi xảy ra xu hướng giá giảm mạnh. Lúc này, hai đường hỗ trợ và kháng sự giao với nhau tạo thành hình tam giác.

    • Sau khi xảy ra hiện tượng giá giảm mạnh, sẽ có nhiều người bên phe bán lần lượt đóng lệnh để chốt lời, đồng thời cũng có sẽ có một số người bên phe bán vẫn kiên trì đi theo xu hướng giá làm cho giá dừng lại một chút. Chính vì vậy, giai đoạn này mô hình cờ đuôi nheo sẽ hình thành chậm lại hơn.
    • Khi lượng người bên phe bán quá mạnh, xu hướng giá sẽ phá vỡ vùng hỗ trợ và tiếp tục giảm xuống mạnh mẽ. Hiện tượng này chính là tín hiệu cho thấy người bán đang nôn nóng bán ra, kéo theo lượng cung trên thị trường giao dịch tăng lên nhanh chóng.

    Hướng dẫn giao dịch với mô hình Pennant

    Các nhà đầu tư cần phải có một trực quan nhạy bén để phát hiện tín hiệu của mô hình cờ đuôi nheo sớm và rút ra các chiến lược giao dịch phù hợp để mang về lợi nhuận cao nhất.

    Bước 1: Thực hiện vào lệnh ngay sau khi giá phá vỡ và thoát ra khỏi mô hình

    Đây là thời điểm vào lệnh lý tưởng và quen thuộc nhất đối với mọi mô hình giá trong giao dịch Forex. Ở một số mô hình giá khác, các nhà đầu tư sẽ có thêm một số cách để đặt lệnh như chờ cho giá phá vỡ ra khỏi mô hình và quay trở lại khởi động lại đường xu hướng. Còn ở mô hình cờ đuôi nheo, các nhà đầu tư chỉ có một cách duy nhất để thực hiện lệnh chuẩn đó là đặt lệnh ngay sau khi giá phá vỡ và thoát ra khỏi mô hình.

    Bước 2: Đặt lệnh cắt lỗ (Stop Loss) và chốt lời (Take Profit)

    Stop Loss:

    Ở môi trường của mô hình cờ đuôi nheo tăng, giá sẽ lại tiếp tục đi lên và tăng mạnh sau khi đã phá vỡ ra khỏi mô hình. Chính vì vậy, khi sử dụng giao dịch với mô hình này, các nhà đầu tư nên đặt lệnh Buy ngay trên mô hình và lệnh Stop Loss ở dưới đáy của mô hình, cách với mức giá thấp nhất của lá cờ một vài pips.

    Còn với mô trường cờ đuôi nheo giảm, các nhà đầu tư nên đặt lệnh Sell ở dưới đáy của cờ đuôi nheo và vào lệnh Stop Loss ở phía trên phần lá cờ đuôi nheo cách đỉnh cao nhất của mô hình một vài pips.

    Take Profit:

    Cách đặt điểm chốt lời rất đơn giản, các nhà đầu tư có thể tham khảo cách đặt chốt lời tại điểm có khoảng cách từ vị trí đó đến lối vào tối thiểu phải bằng với chiều cao của cán cờ. Đồng thời cần lưu ý, điểm chốt lời phải cùng phía với điểm đặt lệnh giao dịch.

    Kết luận

    Hy vọng bài viết trên sẽ giải đáp thắc mắc về mô hình cờ đuôi nheo (pattern pennant) là gì và chỉ ra các cách để vận dụng trong giao dịch với mô hình giá này. Bên cạnh đó, để đạt hiệu quả tốt hơn và chính xác cao hơn, các nhà đầu tư có thể kết hợp thêm với các chỉ báo và công cụ phân tích kỹ thuật khác để tìm tín hiệu giá chuẩn.

  • Litecoin là gì ? Đầu tư vào Litecoin nên hay không?

    Litecoin là gì ? Đầu tư vào Litecoin nên hay không?

    Nếu bạn đang tìm hiểu về Litecoin, hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm các thông tin chi tiết về loại tiền điện tử này nhé!

    Litecoin là gì?

    Litecoin là một loại tiền điện tử được tạo ra bởi một cựu kỹ sư của Google tên là Charlie Lee vào năm 2011. Litecoin xuất hiện muộn hơn 2 năm so với Bitcoin. Litecoin là một trong những Altcoin đầu tiên và được mệnh danh là “phiên bản thu nhỏ của Bitcoin”.Litecoin tương đồng và được xây dựng dựa trên mã nguồn ban đầu của Bitcoin, khiến nó trở nên phổ biến đối với những người đang tìm kiếm một giải pháp thay thế Bitcoin.

    Litecoin được sử dụng với mục đích giúp các giao dịch tốn ít chi phí hơn và hiệu quả hơn trong việc ứng dụng hàng ngày. Trong khi, Bitcoin được sử dụng giống với một kho lưu trữ an toàn có giá trị đối với các dự định dài hạn. Tiền vốn hóa thị trường được giới hạn trên Litecoin cao hơn nhiều so với Bitcoin. Bên cạnh đó, quá trình khai thác của Litecoin cũng nhanh hơn. Điều này có nghĩa, mặc dù quy mô của Litecoin nhỏ hơn nhưng các giao dịch của Litecoin lại nhanh hơn và rẻ hơn so với Bitcoin.

    Litecoin là một dạng tiền kỹ thuật số tương tự với Bitcoin. Litecoin có thể chuyển tiền trực tiếp giữa các cá nhân hoặc doanh nghiệp bằng cách sử dụng công nghệ blockchain. Cũng vậy, tất cả các giao dịch được ghi lại và cho phép tiền tệ vận hành không bị kiểm soát hoặc kiểm duyệt của chính phủ trong một hệ thống thanh toán phi tập trung.

    Cách hoạt động của Litecoin

    Thông qua một mã nguồn mở và giao thức mật mã, Litecoin có thể kết nối với việc tạo và chuyển tiền kỹ thuật số. Litecoin sử dụng công nghệ blockchain để ghi lại công khai tất cả các giao dịch.

    Blockchain là một nền tảng kỹ thuật số có nhiệm vụ chia sẻ, lưu giữ hồ sơ của tất cả các giao dịch Litecoin. Các giao dịch tiền điện tử gần đây được nối lại với nhau tạo thành khối (block). Trước khi được liên kết với blockchain có sẵn, các khối được bảo mật bằng mật mã.

    Các thợ đào Litecoin sử dụng sự tính toán của mình để giải quyết các vấn đề phức tạp và giành quyền xác minh các giao dịch, bổ sung thêm các khối mới vào blockchain.

    Litecoin, cũng giống như những loại tiền ảo khác có thể được sử dụng để mua, bán. Hầu hết chủ sở hữu Litecoin sử dụng một trong các ứng dụng hoặc sàn giao dịch tiền điện tử này để mua hoặc bán tiền điện tử:

    1. Coinbase ( NASDAQ: COIN ): Sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase được giao dịch công khai bắt đầu cung cấp Litecoin vào năm 2017.
    2. Gemini: Sàn giao dịch tiền điện tử bắt đầu cung cấp Litecoin vào năm 2018
    3. Binance: Ra đời vào năm 2017, Binance từ lâu được biết đến với mô hình hoạt động phi tập trung và không có trụ sở.

    Litecoin vs Bitcoin khác nhau ở điểm gì?

    Litecoin vs Bitcoin có gì khác nhau

    Mặc dù có nhiều điểm tương đồng giữa Bitcoin và Litecoin, nhưng giữa 2 loại tiền điện tử này vẫn tồn tại một số điểm khác biệt :

    Tốc độ giao dịch

    Các khối được tạo ra nhanh hơn Bitcoin tới 4 lần do Litecoin sử dụng công nghệ cao để khai khác. Litecoin có thể  xử lý các giao dịch tài chính lớn hơn và nhanh hơn rất nhiều so với Bitcoin trong cùng một khoảng thời gian.

    Số lượng coins

    Cả Bitcoin và Litecoin đều có số lượng coin lưu hành hữu hạn. Bitcoin có sẵn 21 triệu coins, trong khi Litecoin có 84 triệu coins – gấp bốn lần so với Bitcoin.

    Vốn hóa thị trường

    Litecoin vẫn là một trong những loại tiền điện tử được giao dịch nhiều nhất mặc dù số vốn hóa thị trường nhỏ hơn nhiều so với Bitcoin.

    Thuật toán khai thác

    Thuật toán khai thác là tập hợp các quy tắc chi phối công việc tính toán được thực hiện để khai thác tiền điện tử và xác minh các giao dịch của nó.

    Thuật toán khai thác của Litecoin – Scrypt, mới hơn thuật toán SHA-256 được sử dụng bởi Bitcoin. Nó cũng không yêu cầu nhiều khả năng tính toán.

    Litecoin mua bán như thế nào ?

    Tương tự như các mã tiền ảo khác, giá của một Litecoin thường được tính theo USD khi bạn thực hiện mua Litecoin trên một sàn giao dịch. Có thể nói, bạn đang mua Litecoin bằng cách bán USD. Nếu giá Litecoin tăng, bạn sẽ có thể bán kiếm lời, vì nó có giá trị cao hơn USD so với khi bạn mua. Nếu bạn quyết định bán vào thời điểm giá giảm, bạn sẽ chịu lỗ.

    Rủi ro khi đầu tư vào Litecoin

    Rất ít doanh nghiệp chấp nhận Litecoin và nhiều loại tiền điện tử khác cũng vậy. Đối với các nhà đầu tư, việc sở hữu Litecoin là rất rủi ro vì cuối cùng nó có thể trở nên vô giá trị.

    Hiện nay, nhiều loại tiền điện tử đã ra mắt có tốc độ xử lý nhanh hơn hoặc ít tốn kém hơn khiến Litecoin giảm đi độ phổ biến đáng kể. Mặc dù nó được giới thiệu vào năm 2011 như một giải pháp thay thế cho Bitcoin với các tính năng hiệu quả hơn.

    Litecoin gần đây đã được nhận xét là một bản sao kém tinh vi hơn Bitcoin. Charlie Lee – người sáng lập của nó tại một thị trường tiền điện tử vào năm 2017, đã bán tất cả Litecoin ông sở hữu. Mặc dù Lee tuyên bố việc bán là để tránh bất kỳ xung đột lợi ích nào xuất hiện, nhưng khiến nhiều nhà đầu tư suy đoán động thái này như một dấu hiệu  cho thấy Lee không còn tự tin vào khả năng thành công lâu dài của Litecoin.

    Vậy bạn có nên đầu tư Litecoin không?

    Vậy có nên đầu tư Litecoin không

    Litecoin thành công hay thất bại với tư cách là một loại tiền điện tử (Crypto) phụ thuộc vào một vài yếu tố. Tỷ lệ chấp nhận của người dùng rất quan trọng và giá trị của nó sẽ tăng lên nếu mọi người mua Litecoin để chuyển tiền hoặc sử dụng như một kho lưu trữ giá trị.

    Nhưng Litecoin không nhận được nhiều sự chú ý và tính phổ biến của tiền điện tử đóng một vai trò quan trọng trong khả năng tạo giá trị tăng lên theo thời gian. Ngoài ra, các chính phủ vẫn đang trong quá trình quyết định các chính sách mới điều chỉnh tiền điện tử có thể dẫn đến sự thay đổi giá trị đối với mọi loại tiền điện tử, bao gồm cả Litecoin.

    Litecoin có thể không phải là lựa chọn tốt nhất cho các nhà đầu tư với ít lợi thế cạnh tranh. Nếu bạn quan tâm đến việc sở hữu tiền điện tử như một kho lưu trữ giá trị, thì các loại tiền kỹ thuật số khác có thể là lựa chọn tốt hơn.

    Lưu ý khác, rất nhiều mã tiền mã hóa hiện nay, không chỉ riêng gì Litecoin mà hầu như đầu tư vào đây, bạn cần phải có kiến thức nhiều về chúng, vì có tính rủi ro thua lỗ cao. Ngoài ra, nếu như bạn muốn tìm hiểu về Altcoin thì bạn hãy xem tại đây.

  • Mô hình Rectangle là gì? Cách sử dụng chiến lược này

    Mô hình Rectangle là gì? Cách sử dụng chiến lược này

    Mô hình giá Rectangle hay còn gọi là mô hình hình chữ nhật, đây là mô hình biểu bị xu hướng giá, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giao dịch, dùng để dự đoán xu hướng giá trên thị trường và xác định thời điểm, vị trí vào lệnh phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn khái niệm về mô hình giá Rectangle là gì và cách giao dịch hiệu quả với mô hình này, cùng xem tiếp phía dưới này bạn nhé.

    Mô hình giá Rectangle là gì?

    Mô hình giá hình chữ nhật xuất hiện khi giá bị kìm hãm giữa hai xu hướng song song với nhau, cụ thể là đường kháng cự và đường hỗ trợ. Dạng mô hình này là biểu tượng cho giai đoạn xu hướng giá hiện tại đang củng cố hoặc là biểu thị cho giai đoạn tạm dừng cạnh tranh giữa phe mua và phe bán. Đồng thời mô hình này còn thể hiện sự tích luỹ của giá trước khi quay trở lại xu hướng ban đầu. Bên cạnh đó, trong quá trình giá bị kìm hãm sẽ nảy sinh hiện tượng thăm dò nhiều lần các mức kháng cự và hỗ trợ trước khi bứt phá.

    Đặc điểm của mô hình giá hình chữ nhật:

    Khi giá bị kìm hãm giữa hai đường hỗ trợ và kháng cự sẽ tạo ra hai đường thẳng song song, ở đây giá sẽ có xu hướng chuyển động lên xuống nhiều lần, nhìn chung nó có cấu tạo giống một hình chữ nhật.
    Vì vậy, về cấu tạo của mô hình giá hình chữ nhật sẽ bao gồm các thành phần chính là: Đường hỗ trợ, đường kháng cự, đáy hoặc đỉnh chuyển động quanh trong khu vực này.

    Mô hình giá Rectangle xuất hiện ở đâu?

    Khi xuất hiện mô hình giá hình chữ nhật, các nhà đầu tư thường dựa vào xu hướng chính của thị trường trước khi hình thành nên hình chữ nhật. Đồng thời mô hình được chia thành hai loại là: mô hình giá hình chữ nhật tại đỉnh (tăng) và mô hình giá hình chữ nhật tại đáy (giảm).

    • Mô hình giá hình chữ nhật tại đỉnh (tăng): mô hình này được hình thành rõ nét khi có một xu hướng giá tăng xuất hiện tại đỉnh của xu hướng giá tăng đó.
    • Mô hình giá hình chữ nhật tại đáy (giảm): mô hình này được hình thành khi có một xu hướng giá giảm xuất hiện tại đáy của xu hướng giá giảm đó.

    Thế nào là một mô hình giá hình chữ nhật hoàn chỉnh?

    Biểu hiện của một mô hình giá hình chữ nhật có tín hiệu hiệu quả là khi nó đi qua ít nhất 2 đỉnh (vùng kháng cự) và đi qua ít nhất 2 đáy (vùng hỗ trợ).

    Các loại mô hình giá Rectangle

    Có 2 loại mô hình phổ biến của mô hình giá hình chữ nhật đó là: mô hình giá hình chữ nhật tăng và mô hình giá hình chữ nhật giảm.

    1. Mô hình giá hình chữ nhật tăng

    Mô hình này xuất hiện sau khi xuất hiện xu hướng giá tăng và hình thành ở đỉnh của xu hướng tăng đó. Giai đoạn tạo thành hình chữ nhật là lúc giá đang bị tranh giành giữa bên mua và bên bán, thường sẽ kéo dài khoảng 1 đến 2 tuần. Cho đến khi hình chữ nhật tích luỹ lâu thì giá sẽ phá vỡ ra khỏi mô hình và đi theo xu hướng tăng càng mạnh.

    Trong cuốn “Nguồn lực hoàn chỉnh cho các kỹ thuật viên thị trường tài chính” của Kirkpatrick C.D và Dahlquist J.R năm 2006, họ đã nhận định về mô hình giá Rectangle lúc xảy ra xu hướng giá tăng thì khả năng 68% giá sẽ phá vỡ đường kháng cự và đi lên, còn 32% còn lại là giá có khả năng phá vỡ đường kháng cự để đi xuống.

    2. Mô hình giá hình chữ nhật giảm

    Ngược lại, mô hình giá hình chữ nhật giảm được hình thành rõ rệt khi giá đang trong một giai đoạn có xu hướng giảm. Điều này có nghĩa là khi trên thị trường liên tục kéo dài một xu hướng giá giảm đến vùng quá bán sẽ bắt đầu phản kháng và chuyển qua một giai đoạn gọi là giá đi ngang (sideway), để làm bước đệm cho xu hướng giá giảm tiếp theo trên thị trường.

    Ở thời điểm này, lời khuyên hữu ích dành cho các nhà đầu tư là không nên tham gia giao dịch và thực hiện vào lệnh. Chỉ nên giao dịch vào thời điểm xuất hiện cơ hội tốt như khi giá phá vỡ ra khỏi vùng hỗ trợ và có thể giá sẽ thẩm định lại đường xu hướng từ một đến hai lần rồi mới tiếp tục giảm xuống mạnh mẽ.

    Theo nhận định của Kirkpatrick C.D và Dahlquist J.R năm 2006, có 50% xu hướng giá giảm sẽ phá vỡ ra khỏi đường kháng cự và hỗ trợ.

    Hướng dẫn giao dịch với mô hình giá hình chữ nhật

    Khi giá thoát ra khỏi khuôn khổ hình chữ nhật thì nó sẽ có xu hướng quay đầu lại để kiểm tra đường kháng cự và hỗ trợ. Chính vì vậy, nên sẽ đa dạng các phương pháp giao dịch hiệu quả với mô hình này, cụ thể như:

    1. Thực hiện đặt lệnh khi giá vừa phá vỡ ra khỏi hình chữ nhật

    Khi giá vừa mới phá vỡ thoát ra khỏi hình chữ nhật các nhà đầu tư nên nhanh chóng thực hiện vào lệnh, cụ thể:

    • Khi xu hướng giá vừa phá vỡ đường kháng cự để đi lên, các nhà đầu tư nên đặt lệnh Mua (Buy) ngay ở điểm này.
    • Ngược lại, khi xu hướng giá phá vỡ đường hỗ trợ để đi xuống, các nhà đầu tư thực hiện một lệnh Bán (Sell).

    Với cách này, các nhà đầu tư sẽ có một lợi thế lớn là không bỏ sót cơ hội để vào lệnh, tuy nhiên lợi nhuận mang lại sẽ không quá cao.

    2. Thực hiện đặt lệnh khi giá quay lại kiểm tra đường kháng cự và hỗ trợ

    Khi giá phá vỡ ra khỏi hình chữ nhật và quay lại kiểm tra đường kháng cự và hỗ trợ thì đây chính là cơ hội tốt để các nhà đầu tư chớp lấy thời điểm để đặt lệnh. Ngược lại với cách 1 ở trên, các nhà đầu tư thực hiện giao dịch vào lệnh ở thời điểm này có thể sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên, đối với các giao dịch này các nhà đầu tư có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội đặt lệnh nếu như giá không quay lại kiểm tra đường kháng cự và hỗ trợ, mà sẽ tiếp tục đi theo xu hướng ban đầu.

    3. Đặt lệnh Stop Loss (cắt lỗ) và Take Profit (chốt lời)

    Phương pháp này là cách tối ưu và tổng hợp được độ hiệu quả của hai cách giao dịch đã kể trên.

    • Đối với lệnh Buy, các nhà đầu tư có thể đặt lệnh cắt lỗ ở dưới đường kháng cự khoảng một vài pip và đặt lệnh chốt lời tại điểm cách điểm giá phá vỡ ít nhất bằng chiều rộng của hình chữ nhật, đồng thời cùng phía với hướng phá vỡ ra khỏi mô hình.
    • Đối với lệnh Sell, các nhà đầu tư nên đặt lệnh cắt lỗ trên đường hỗ trợ một vài pip và lệnh chốt lời cũng tương tự với lệnh Buy, đặt tại điểm cách điểm giá phá vỡ bằng chiều rộng của mô hình hình chữ nhật và đi về cùng phía với hướng phá vỡ ra khỏi mô hình.

    Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần lưu ý khi giao dịch với mô hình giá hình chữ nhật là nên kết hợp với các chỉ báo và công cụ phân tích kỹ thuật khác như các mô hình nến đảo chiều để có những nhận định chính xác về tình hình xu hướng giá trên thị trường.

    Kết luận

    Mô hình giá Rectangle (hình chữ nhật) là một loại mô hình giá dễ nhận biết và dễ dàng áp dụng để xem diễn biến tình hình giá, tạo điều kiện tốt cho các nhà đầu tư thực hiện vào lệnh. Đây là mô hình đơn giản những mang lại hiệu quả cao cho các nhà đầu tư biết vận dụng đúng cách, đồng thời nên kết hợp kèm theo các chỉ báo và công cụ phân tích kỹ thuật khác để xác định rõ ràng và chính xác hơn.

Giao dịch Bitcoin 24/7ĐĂNG KÍ
+ +