Để giao dịch hay đầu tư trực tuyến thông qua phân tích sự kiện tài chính nào đó, bạn phải tìm hiểu trước xem các nền kinh tế trên thế giới đang hoạt động như thế nào dựa trên dữ liệu kinh tế vĩ mô của họ. Chẳng hạn như GDP, tình trạng việc làm, chỉ số tiêu dùng, lạm phát, … theo dõi để đưa ra quyết định sáng suốt hơn.
Lịch kinh tế là gì?
Đó là lịch trực tuyến bao gồm các sự kiện tài chính và chỉ số kinh tế với hơn 40 quốc gia trên thế giới với chức năng như sau:
- Dữ liệu tin tức được phát hành tự động
- Trên 900 sự kiện
- Hoạt động 24/5 ngày một tuần
- Giờ địa phương có thể tùy chỉnh
- Đồng hồ đếm ngược báo cáo xuất bản tin
- Thông báo bằng âm thanh
- Sự kiện chia thành ba loại: mạnh, trung bình và yếu.
- Thân thiện với thiết bị di động
- Đếm ngược (thời gian còn lại trước khi phát hành)
Lịch kinh tế được cung cấp miễn phí từ các trang web tài chính và kinh tế như forexfactory, investing, tradingview. Có những trang web cho phép người dùng xây dựng lịch kinh tế của riêng mình, bằng cách sử dụng các bộ lọc để hiển thị hoặc ẩn các sự kiện.
Ai nên dùng Lịch kinh tế ?
Nếu bạn là một nhà giao dịch tin tức như forex, chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số, hàng hoá, kim loại chuyên phân tích cơ bản, nó sẽ phù hợp với bạn.
Chẳng hạn: các sự kiện được liệt kê trên lịch kinh tế bao gồm tuyên bố thất nghiệp hàng tuần, báo cáo Doanh số bán nhà mới, thay đổi lãi suất, báo cáo từ Cục Dự trữ Liên bang hoặc các ngân hàng trung ương khác, khảo sát tâm lý kinh tế, và hàng trăm loại sự kiện khác. Chúng có thể sẽ là những thông tin để quyết định nên hay không giao dịch.
Tuy nhiên, lịch kinh tế vẫn thường được các nhà giao dịch phân tích kĩ thuật để áp dụng phối hợp.
Cách xem Lịch Kinh tế
Việc giao dịch ngoại hối là việc đồng thời mua một loại tiền tệ này và bán một loại tiền tệ khác. Khi có các sự kiện có tác động lớn có thể gây ra thị trường biến động mạnh. Đặc biệt là trên thị trường ngoại hối.
Các sự kiện trên lịch được xếp loại thấp, trung bình và cao, tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng thị trường có thể xảy ra, cùng forexitig xem qua.
Ngày tháng năm: thời điểm xuất bản các tin tức liên quan trong ngày đó, (Việt nam chọn múi giờ GMT+7).
Thời gian: tức là thời gian còn lại để tin được công bố.
Tiền tệ: tin tức liên quan đến tiền tệ đó (như hình trên là USD, NZD và GBP).
Tầm quan trọng: gồm 3 mức: tác động liên quan kém tương ứng 1 sao và tác động mạnh nhất tương ứng 3 sao, trung bình là 2 sao.
Sự kiện: tên sự kiện nào diễn ra, gồm 3 loại: thức tế, dự báo và trước đó. “Màu đỏ” gợi ý tin xấu và “màu xanh lá” cho biết tốt.
Biết trước thời gian phát hành dữ liệu kinh tế sắp tới hoặc các sự kiện có thể gây ra biến động đột ngột và ảnh hưởng tiêu cực đến giao dịch của bạn, chẳng hạn như bất kỳ vị thế mở nào. Do sự biến động của thị trường ngày càng gia tăng, điều quan trọng cần nhớ là giao dịch xung quanh các sự kiện tin tức có thể dẫn đến trượt giá đáng kể.
Các tin tức ảnh hưởng đến thị trường nhất
Thường những tin tức mạnh chủ yếu sẽ được nhiều trader quan tâm để ý nhiều nhất.
Như forexitig đã khoanh hình vuông góc tròn phía trên, những loại tin tức nhu này được đánh dấu là Mạnh, ảnh hưởng biến động giá, làm cho thị trường trở nên tăng hoặc giảm. Một số tin sau thường đáng chú ý như:
- Chỉ số lạm phát
- Thay đổi lãi suất
- Bảng lương phi nông nghiệp
- Tình trạng việc làm hay thất nghiệp
- Doanh số bán hàng, …
Theo thông kê, thường các nhà đâu tư có kinh nghiệm thường họ sẽ tránh xa thị trường khi nó sắp sửa khi tin được công bố. Vì sao? giá sẽ bị ảnh hưởng bởi tin tức sẽ chạy rất nhanh và rất khó dự đoán. Tuy nhiên, vẫn có một số trader khác chỉ chuyên đánh theo tin tức. Nghĩa là tại những thời điểm nóng trong ngày thì họ sẽ tham gia giao dịch, có thể lợi nhuận của họ sẽ là rất nhiều nếu như họ có một chiến lược giao dịch tốt.
Đối với một nhà giao dịch non trẻ, giao dịch tin tức không phải là không phù hợp với các bạn nhưng nếu không có một phương pháp quản lý tốt có thể làm bạn phải “mất hết tinh thần”.