Blog

  • Momentum là gì? Cách dùng, Công dụng và Công thức để phân tích xu hướng

    Momentum là gì? Cách dùng, Công dụng và Công thức để phân tích xu hướng

    Công cụ Momentum được rất nhiều trader phân tích kỹ thuật tin tưởng và sử dụng. Xác nghĩa Momentum là chỉ báo momentum hay chỉ báo động lượng, giúp trader xác định các điểm đảo chiều xu hướng.

    Momentum là gì? Cách phân tích xu hướng với chỉ báo momentum

    Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chỉ báo Momentum là gì, cách sử dụng chỉ báo momentum trên nền tảng giao dịch MetaTrader 4 (MT4), cách áp dụng chỉ báo momentum vào chiến lược giao dịch và cách sử dụng MT4 Momentum Indicator để xác nhận lại xu hướng.

    Chỉ báo Momentum là gì?

    Chỉ báo Momentum hay công cụ momentum ( viết tắt MOM) là loại chỉ báo động lượng thường được dùng trong phân tích kỹ thuật, đo lường khả năng thay đổi của giá trong một khoảng thời gian nhất định.

    • Nếu dùng Momentum trong giao dịch Forex hay Kim loại (vàng, bạc), cổ phiếu chỉ ra các giai đoạn giá tăng và giai đoạn giá giảm, giúp trader xác định sức mạnh đằng sau xu hướng thị trường hiện tại.
    • Chỉ báo Momentum indicator đánh giá sức mạnh của xu hướng thị trường. Nhờ đó, nhà đầu tư biết được xu hướng sẽ tiếp tục hay đảo chiều và ra quyết định giao dịch chính xác hơn.

    Công dụng của Chỉ báo Momentum

    Như chúng ta đều biết,  xu hướng thị trường là một khái niệm quan trọng trong giới phân tích kỹ thuật hay phân tích cơ bản hay bất kì phương pháp phân tích nào khác. Có rất nhiều chiến lược giao dịch phụ thuộc vào thị trường có xu hướng, hay đang thị trường đi ngang (sideway), xu hướng mới bắt đầu hay sắp kết thúc. Chỉ báo động lượng momentum, nó sẽ cực kì hữu ích với nhà giao dịch để xác định những thông tin trên.

    Bên cạnh đó, cũng có một số chỉ báo động lượng được dùng để đo lường sức mạnh của xu hướng. Trong đó, có một vài chỉ báo phổ biến là:

    • Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)
    • Chỉ báo động lượng Stochastic oscillator
    • Đường trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD).

    Trong đó, RSI và Stochastic và chỉ báo momentum giúp trader xác định thời điểm thị trường quá mua và quá bán. Nhờ đó, trader biết được liệu thị trường có đủ động lượng để thúc đẩy xu hướng giá hiện tại hay không. Thị trường giảm ở mức quá bán thì có khả năng bật trở lại, thị trường tăng ở mức quá mua thì có khả năng giảm xuống. Chỉ báo MACD sự kết hợp giao cắt giữa các đường trung bình động chỉ ra thị trường đang trên đà tăng hay giảm.

    Công thức tính chỉ báo momentum trong giao dịch Forex, Chứng khoán

    Trader có thể sử dụng chỉ báo động lượng, như ở đây forexitig chỉ giới thiệu riêng về công cụ Momentum để xác định sức mạnh của xu hướng giá trên biểu đồ giao dịch. Công thức tính chỉ báo Momentum so sánh giá đóng cửa của phiên giao dịch hiện tại (CA) với giá đóng cửa của N phiên giao dịch trước đó (CP).

    Công thức tính của chỉ báo momentum như sau:

    Công thức tính của chỉ báo Momentum

    Chỉ báo Momentum là một đường dao động xung quanh giá trị 100, giá trị tuỳ thuộc vào việc giá đóng cửa hiện tại cao hay thấp hơn giá đóng cửa của N phiên giao dịch trước đó.

    Ví dụ: Nếu giá đóng cửa hiện tại của cặp Vàng (XAU/ USD) là 1800 và giá đóng cửa 14 ngày trước của nó là 1750 thì trong xu hướng tăng, chỉ báo Momentum indicator (14) sẽ bằng:

    Forex Momentum (14) = (1800 / 1750) x 100 = 102.85

    Ngược lại, nếu giá đóng cửa hiện tại của cặp Vàng (XAU/ USD) là 1800 và giá đóng cửa 14 ngày trước của nó là 1850 thì trong xu hướng giảm, chỉ báo Momentum indicator (14) sẽ bằng:

    Forex Momentum (14) = (1800 / 1850) x 100 = 97.29
    Sau khi biết cách tính chỉ báo động lượng Momentum, trader sẽ hiểu cách đọc nó

    Tham khảo thêm:

    DXY là gì ? Lịch sử sức mạnh chỉ số Dollar

    Chỉ số Dow Jones là gì?

    Giá cổ phiếu Microsoft ? Giao dịch MFST ở đâu

    Dogecoin là gì ? Nên thận trọng đầu tư DOGE

    Cách dùng chỉ báo động lượng Momentum

    Chỉ báo động lượng momentum giúp trader xác định thời điểm giá chứng khoán tăng hoặc giảm, cũng như mức độ tăng giảm mạnh hay yếu. Các mức chỉ báo momentum:

    • Khi chỉ báo momentum lớn hơn 100, giá hiện tại sẽ cao hơn giá của “n” phiên giao dịch trước đó.
    • Khi chỉ báo momentum bé hơn 100, giá hiện tại sẽ thấp hơn giá của “n” phiên giao dịch trước đó.

    Chỉ báo động lượng nằm trên và cách trục ngang 100 càng xa, cho thấy giá tăng càng nhanh. Chỉ báo động lượng nằm dưới và cách trục ngang 100 càng xa, thì cho biết giá giảm càng nhanh.

    Chỉ báo momentum 110 có xu hướng giá tăng mạnh hơn chỉ báo momentum 109. Ngược lại, chỉ báo momentum 94 có xu hướng giá giảm mạnh hơn chỉ báo momentum 95.

    Chỉ báo momentum cách trục ngang 100 càng xa, thì xu hướng giá tăng (giảm) càng mạnh.

    Cách đọc và hiểu được chỉ báo momentum khá đơn giản, mọi thứ sẽ càng đơn cho trader qua các nền tảng bên sàn giao dịch này tự động tính và hiển thị chỉ báo momentum indicator trên biểu đồ giao dịch chỉ bằng vài cú nhấp chuột.

    Ngoài ra, công cụ này bạn không nên sử dụng độc lập, mà hãy kết hợp với những công cụ khác như MA (Moving Average), Hỗ trợ và Kháng cự (Support và Resistance), đường xu hướng (Trend line), Kênh xu hướng, … rất nhiều, tuỳ bạn chọn lựa.

    Cách lấy công cụ Momentum MT4 và MT5

    Công cụ Momentum là một trong nhiều chỉ báo mặc định sẵn có trên nền tảng giao dịch MetaTrader. Nền tảng MT4 hoặc MT5 và mọi thứ đều được tính toán tự động và còn lại nhà giao dịch chỉ đọc.

    Chỉ báo momentum có sẵn trên cả 2 nền tảng MetaTrader 4 (MT4) và MetaTrader 5 (MT5), bạn chỉ cần tải nền tảng và rồi thêm chỉ báo momentum là có thể giao dịch chỉ báo động lượng trên sàn giao dịch. Vì vậy, bạn không cần tải hay cài đặt Momentum. Bạn theo tuần tự sau khi mở MT4 hay MT5, trong cửa sổ “Insert”, rồi chọn Indicators -> Custom-> Momentum.

    Cách lấy công cụ Momentum MT4 và MT5

    Để thêm chỉ báo động lượng momentum vào biểu đồ, trader chỉ cần kéo thả hoặc nhấp đúp chuột vào đồ thị.

    Theo thiết lập mặc định, trục 100 không xuất hiện trên biểu đồ, nhưng trader có thể dễ dàng thêm nó vào bằng tab “Levels” trong phần tham số của chỉ báo.

    chỉnh trục Momentum trong mục Tab Level

    Cách sử dụng công cụ Momentum

    Để diễn giải chỉ báo Momentum indicator, trader cần phải quan tâm đến trục 100.

    • Nếu chỉ báo Momentum di chuyển lên trên trục 100, thì xu hướng giá tăng,
    • Nếu chỉ báo Momentum di chuyển xuống dưới trục 100, thì xu hướng giá giảm.

    Ngoài ra, chỉ báo động lượng này còn giúp trader xác định sức mạnh xu hướng. Chỉ báo Momentum cách trục 100 càng xa, thì xu hướng giá tăng (giảm) càng mạnh và ngược lại.

    Lưu ý thêm: với chỉ báo động lượng Momentum không chỉ giúp nhà giao dịch dùng để phân tích chứng khoán hay Forex, mà bạn có thể dùng cho Hàng hoá, Chỉ số, Trái phiếu, Năng lượng miễn sao bạn thấy nó phù hợp với chính bạn.

  • DXY là gì ? Lịch sử sức mạnh chỉ số Dollar

    DXY là gì ? Lịch sử sức mạnh chỉ số Dollar

    DXY được xuất hiện ngay sau khi Hiệp định Bretton Woods giải thể vào năm 1973 với cơ sở là 100. Nó khá là quan trọng đối với nhà đầu tư Chứng khoán,Cổ phiếu, Trái Phiếu, Hàng hoá và Ngoại hối nói chung. Tìm hiểu DXY là gì.

    DXY là gì ?

    Chỉ số đô la Mỹ ( USDX hoặc Dollar index hay chỉ số Dollar) là thước đo giá trị của đồng đô la Mỹ so với giá trị của một rổ tiền tệ thế giới có tác động về mặt thương mại quan trọng của Hoa Kỳ. Chỉ số này tương tự như các chỉ số thương mại khác, các nhà giao dịch vẫn có thể giao dịch trên chỉ số này.

    Giá trị DXY được đo lường

    Chỉ số Đô la Mỹ được sử dụng để đo lường giá trị của đồng Đô la (đồng bạc xanh) so với rổ 6 loại tiền tệ thế giới: Euro, Franc Thụy Sĩ, Yên Nhật, Đô la Canada, Bảng Anh và Krona Thụy Điển. Giá trị của chỉ số là dấu hiệu hợp lý về giá trị của đồng USD trên thị trường tài chính toàn cầu.

    Theo thống kê trong đó:

    • Euro (EUR) chiếm 57,6%
    • Yên Nhật (JPY) chiếm 13,6%
    • Đô la Canada (CAD) chiếm 9,1%
    • Bảng Anh (GBP) chiếm 11,9%
    • Krona Thụy Điển (SEK) chiếm 4,2%
    • Đồng franc Thụy Sĩ (CHF) chiếm 3,6%

    Như thế cho thấy đồng EUR có một thành phần ảnh hưởng lớn đến gần 58%.

    Chỉ số đô la Mỹ cho phép các nhà giao dịch theo dõi giá trị của USD so với một rổ tiền tệ được chọn trong thương mại toàn cầu. Nó cũng cho phép họ bảo vệ các khoản đặt cược của mình trước bất kỳ rủi ro nào đối với đồng đô la. Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể kết hợp các chiến lược hợp đồng tương lai hoặc quyền chọn trên USDX. Cũng có thể sử dụng chỉ số dollar index này để bảo vệ các động thái tiền tệ chung hoặc đầu cơ. Chỉ số này cũng có sẵn gián tiếp như một phần của các quỹ giao dịch trao đổi (ETF), quyền chọn hoặc quỹ tương hỗ.

    Lịch sử sức mạnh chỉ số Dollar

    Chỉ số DXY được thành lập ngay sau khi Hiệp định Bretton Woods bị giải thể. Là một phần quan trọng trong các thỏa thuận thương mại, các nước tham gia thanh toán số dư của họ bằng đô la Mỹ và được sử dụng làm tiền tệ dự trữ.

    Việc định giá quá cao của USD dẫn đến những lo ngại về tỷ giá hối đoái và mối liên hệ của chúng với cách định giá vàng. Tổng thống Richard Nixon quyết định tạm thời đình chỉ chế độ bản vị vàng, lúc này các quốc gia khác có thể lựa chọn bất kỳ thỏa thuận trao đổi nào ngoài giá vàng. Năm 1973, nhiều chính phủ nước ngoài đã chọn để tỷ giá hối đoái của họ thả nổi, chấm dứt thỏa thuận.

    giá DXY đạt cao nhất và thấp nhất trong lịch sử

    Vào tháng 2 năm 1985, chỉ số DXY đã tăng và giảm mạnh trong suốt lịch sử của nó, đã đạt mức cao nhất vào thời điểm này với giá trị 164,72 và điểm thấp vào tháng 3 năm 2008 với giá trị 70,698. Chỉ số này cũng có thể bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô, bao gồm lạm phát hay giảm phát của đồng dollar và các ngoại tệ trong rổ tiền tệ khi chịu tác động suy thoái hoặc tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó.

  • Chỉ số Dow Jones là gì?

    Chỉ số Dow Jones là gì?

    Dow Jones, hay chính xác hơn là Dow Jones & Company, là một trong những công ty tin tức tài chính và kinh doanh lớn nhất thế giới. Đã được thành lập bởi Charles Dow, Edward Jones và Charles Bergstresser vào thế kỷ 19.

    Dow Jones là gì ?

    Chỉ số Dow Jones là gì

    Dow Jones là một chỉ số chứng khoán với tên gọi đây đủ Trung bình Công nghiệp Dow Jones (Dow Jones Industrial Average), kí hiệu Dow30 hoặc DJIA, nó phản ánh giá trị của 30 công ty cổ phần lớn nhất tại Mỹ (Apple, Microsoft, Boeing …), gần giống với chỉ VN30 tại thị trường Việt Nam.

    Bao gồm 3 chỉ số thuộc 3 nhóm ngành khác nhau đó là: Công nghiệp DJIA (Dow Jones Industrial Average), Vận tải DJTA (Dow Jones Transportation Average) và Dịch vụ DJUA (Dow Jones Utilities Average). Một thước đo cho toàn bộ thị trường tài chính của Mỹ.

    Lịch sử hình thành

    Dow Jones & Company sở hữu chỉ số DJIA đại diện cho các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, chúng bao gồm chỉ số lâu đời nhất.

    Trong thế giới tài chính, bạn sẽ thường nghe mọi người hỏi, “Hôm nay New York làm như thế nào? những người này có khả năng đề cập đến DJIA, vì đây là chỉ số được sử dụng rộng rãi nhất. Đôi khi nó phổ biến hơn cả chỉ số S&P 500, theo dõi 500 cổ phiếu và Chỉ số tổng hợp Nasdaq, …

    Kể từ năm 1889, chỉ số này đang là một trong những ấn phẩm tài chính có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Đến năm 2012, S&P Dow Jones Indices LLC đã mua lại Chỉ số Dow Jones. S&P Dow Jones Indices LLC là liên doanh giữa thành viên kiểm soát S&P GlobalCME Group.

    Sau năm 1916, tăng lên thành 20 cổ phiếu và năm 1928 là 30 cổ phiếu. Cho đến nay, con số 30 cổ phiếu được duy trì và chiếm hơn 25% giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu giao dịch trên Sàn giao dịch chứng khoán New York. Trong thế kỷ vừa qua, danh sách 30 cổ phiếu này luôn có sự thay đổi, duy chỉ có General Electric là trụ được từ lúc ban đầu cho đến nay. Các công ty lớn như General Motor, Coca-Cola, Microsoft cũng góp phần tạo nên chỉ số DJIA ngày nay.

    Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones (DJIA)

    Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones (DJIA)

    Thường được gọi là “chỉ số Dow”, DJIA là một trong những chỉ số chứng khoán được theo dõi nhiều nhất trên thế giới. Trong đó gồm các công ty như Apple, Boeing, Microsoft và Coca-Cola, … tất cả là 30 công ty

    DJIA ban đầu ra mắt chỉ với 12 công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp. Tuy nhiên, sau này nó đã phát triển bao gồm 30 công ty. Các công ty ban đầu hoạt động trong lĩnh vực đường sắt, bông, khí đốt, đường, thuốc lá và dầu mỏ. Hiệu suất của các công ty công nghiệp thường được coi là với hiệu suất của nền kinh tế tổng thể. Mặc dù sức khỏe của nền kinh tế Mỹ hiện đang gắn liền với nhiều lĩnh vực khác, nhưng DJIA vẫn được coi là một chỉ số quan trọng về sự thịnh vượng của nền kinh tế Hoa Kỳ.

    Danh sách 10 công ty trong DJIA

    Công ty Kí hiệu
    American Express AXP
    Amgen AMGN
    Apple Inc. AAPL
    Boeing BA
    Caterpillar CAT
    Chevron CVX
    Cisco Systems CSCO
    The Coca-Cola Company KO
    Dow Inc. DOW
    Goldman Sachs GS
    còn nữa  

    Ưu điểm của chỉ số DJIA là nó tập trung vào các công ty có mức vốn hóa lớn, với tên tuổi nổi bật đối với các nhà đầu tư, khiến DJIA trở thành chỉ số thường xuyên được cập nhật. Khi nhà đầu tư muốn biết thị trường hôm nay thế nào, họ thường xét đến DJIA.

    Nhược điểm của chỉ số này là không có tính đa dạng, chỉ giới hạn trong 30 công ty Mỹ. DJIA không chỉ tập trung vào các công ty công nghiệp theo tên của nó, nhưng chỉ số này không phản ánh chính xác hiệu suất ngành quan trọng khác của thị trường Mỹ hay toàn cầu. Tuy nhiên, nó là chỉ số theo giá, do đó không theo dõi hiệu suất thực tế của các công ty được niêm yết.

    Vai trò Dow Jones (DJIA) quan trọng ra sao?

    Cũng như NASDAQ Composite, S&P 500 và Russell 2000, chỉ số DJIA là một trong các chỉ số chuẩn được theo dõi chặt chẽ nhất để biết về các hoạt động tại thị trường chứng khoán Mỹ. DJIA ra đời nhằm đánh giá hiệu suất ngành công nghiệp Mỹ, chịu ảnh hưởng bởi các báo cáo kinh tế, mà còn bởi những sự kiện chính trị trong và ngoài nước Mỹ như chiến tranh, khủng bố…

    Các biên tập viên của báo The Wall Street Journal, được xuất bản bởi công ty Dow Jones đã lựa chọn các công ty thành phần tạo nên chỉ số DJIA. Với thời buổi hiện nay, chỉ số này đã được mở rộng hơn so với cái tên “công nghiệp” của nó. Về cơ bản, bất kỳ công ty nào không thuộc ngành giao thông vận tải hay dịch vụ đều có thể được định danh trong chỉ số. Không có quy định cụ thể về tiêu chí lựa chọn các công ty thành phần, nhưng một cổ phiếu chỉ được định danh trong DJIA công ty có tầm ảnh hưởng mạnh, đó là mối quan tâm của một lượng lớn các nhà đầu tư.

    Như kí hiệu mà chúng ta thường thấy DJ30, trong đó gồm có 30 công ty thành phần được chỉ định một tỷ lệ phần trăm đại diện cho trọng số của nó khi tính chỉ số. Ví dụ như 5M có trọng số là 8,3%, thì 8,3% biến chuyển của chỉ số DJIA có thể phụ thuộc vào biến chuyển của cổ phiếu 5M. Đối với, trường hợp các biên tập viên quyết định một công ty thành phần nên được thay đổi, thì toàn bộ danh sách sẽ được xem xét.

    DJIA được tính theo phương pháp trọng số giá, bằng cách lấy tổng giá các cổ phiếu chia cho một số gọi là ước số (DJIA divisor).

    Công thức tính DJIA (Dow Jones)

    Tóm lại, chỉ số DJIA bạn nghe trong các bản tin kinh tế chính là trung bình trọng số giá của 30 cổ phiếu. Khi chỉ số DJIA tăng 30 điểm, có nghĩa là để mua cổ phiếu này vào 4h chiều hôm nay (thời gian đóng cửa thị trường), bạn sẽ phải tốn thêm 30 đô la so với cùng thời điểm một ngày trước.

    Kết luận DJIA

    Chỉ số DJIA hiện nay vẫn đang đóng vai trò hết sức quan trọng như một là chỉ báo của nền kinh tế,  đó là ý định ban đầu của Charles Dow. Chỉ cần bao gồm các cố phiếu của những công ty mà thể hiện những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế Mỹ trong giai đoạn nhất định, thì chỉ số cổ phiếu này sẽ vẫn là một tiêu chuẩn vàng trong kênh tài chính toàn cầu.

    Ngoài ra để có thêm thông tin về các quỹ chỉ số Dow Jones, các trang về quỹ chỉ số như American Stock Exchange (AMEX) và CBOE website cũng là một lựa chọn không tồi.

Giao dịch Bitcoin 24/7ĐĂNG KÍ
+ +