Author: Thangtien

  • Đánh giá sàn Ingot Brokers lừa đảo không ?

    Đánh giá sàn Ingot Brokers lừa đảo không ?

    Sàn INGOT Brokers là một sàn môi giới đến từ Úc, cung cấp cho khách hàng hơn 1.000 sản phẩm giao dịch dựa trên hai nền tảng quen thuộc là MT4 và MT5. Được các chuyên gia đánh giá là một sàn giao dịch có công nghệ hiện đại và có khả năng tiếp cận thị trường DMA với nhiều công cụ giao dịch tối ưu. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng đánh giá xem sàn INGOT Brokers có đáng để tham gia giao dịch hay không.

    Tổng quan sàn INGOT Brokers

    Được thành lập vào năm 2006, sàn INGOT Brokers là một sàn môi giới có thâm niên hoạt động lâu năm tại thị trường tài chính Úc. Trên đà phát triển, sàn giao dịch này đã đa dạng hóa danh mục của mình sang các khu vực khác như châu Âu, châu Á với các văn phòng đại diện ở Thuỵ Sĩ, New Zealand, Bahrain…

    Với mục tiêu góp phần khai phá tiềm năng và mở rộng thị trường ngoại hối, sàn môi giới này cho phép các nhà đầu tư giao dịch với nhiều sản phẩm như Forex, CFD, Hợp đồng tương lai, Năng lượng, Hàng hoá, Tiền điện tử, ETF, Kim loại. Đồng thời, INGOT cũng là đơn vị cung cấp độc quyền giao dịch Chỉ số, Cổ phiếu dành cho các quốc gia thuộc khu vực Bắc Phi và Trung Đông như Ai Cập, UAE, Qatar, Ả Rập Xê Út, Kuwait.

    Mức độ uy tín sàn INGOT Brokers

    Nhà môi giới INGOT được uỷ quyền quản lý và cấp phép bởi Cơ quan Dịch vụ Tài chính của Grenadines và Saint Vincent với số giấy phép là SVGFSA: 24172 IBC vào năm 2017.

    Bên cạnh đó công ty INGOT Brokers còn được Dịch vụ Tài chính của Úc cấp giấy phép hoạt động với số AFSL 428015.

    (sẽ được ForexITIG cập nhật sau)

    Nền tảng giao dịch sàn INGOT Brokers

    Nền tảng giao dịch sàn INGOT Brokers

    Nhà môi giới này cung cấp cho khách hàng và các nhà đầu tư với nền tảng giao dịch MT4 và MT5 tối ưu nhất. Cả hai nền tảng này đều được coi là một trong các nền tảng giao dịch tốt nhất trên thị trường hiện tại, được rất nhiều  nhà giao dịch Forex lựa chọn, bởi các biểu đồ tích hợp sắn và công cụ phân tích kỹ, đồng thời cũng có chính sách hỗ trợ phần mềm giao dịch tự động với các chuyên gia cố vấn (EA).

    Các nền tảng này tương thích với các ứng dụng máy tính như Mac, Windows, WebTraders và phù hợp với các thiết bị Android và iOS. Nền tảng website có thể hoạt động trong hầu hết các trình duyệt website phổ biến khác mà không cần tải dữ liệu xuống hay phải cài đặt phần mềm bổ sung nào, điều này tạo sự thuận lợi và tiện ích dành cho các nhà đầu tư có thể giao dịch bất cứ khi nào, ở đâu chỉ cần có kết nối với internet.

    Bên cạnh các công cụ thuộc nền tảng giao dịch MT4/MT5, các nhà đầu tư có thể thực hiện các công cụ giao dịch độc lập như: công cụ chuyển đổi tiền tệ, lịch kinh tế…

    Sản phẩm giao dịch sàn INGOT Brokers

    Với hơn 1.000 công cụ trên 8 loại sản phẩm khác nhau được sàn môi giới INGOT cung cấp đến khách hàng của mình, bao gồm: Forex, ETF, Cổ phiếu, Tiền điện tử, Kim loại, Chỉ số, Nông nghiệp và Năng lượng.

    Với những sản phẩm giao dịch đa dạng trên, các nhà đầu tư có thể giao dịch đa dạng không giới hạn, đáp ứng được nhu cầu giao dịch tối đa cho khách hàng.

    Mức phí giao dịch sàn INGOT Brokers

    Các khoản phí trong hoạt động giao dịch là yếu tố để đánh giá một sàn môi giới uy tín, có chính sách phù hợp với mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng. Cụ thể:

    Đòn bẩy và mức phí spread của INGOT Brokers

    Đòn bẩy giao dịch

    Đòn bẩy giúp các nhà đầu tư thực hiện giao dịch với một quy mô lớn hơn nhiều so với số dư trong tài khoản. INGOT được đánh giá là một sàn giao dịch tại Úc cung cấp tỷ lệ đòn bẩy tốt nhất trên thị trường tài chính Úc. Tuy nhiên, đòn bẩy còn chịu sự ảnh hưởng bởi các công cụ giao dịch và số dư tài khoản duy trì của bạn, quan trọng hơn hết là kinh nghiệm và mức độ chuyên nghiệp trong quá trình giao dịch.

    Trên cơ sở đó, các nhà đầu tư ít kinh nghiệm, nhỏ lệ thường chọn loại tài khoản giao dịch tiêu chuẩn để sử dụng đòn bẩy lên đến 1:400 đối với các cặp tiền tệ chính. Trong khi đó, tài khoản ECN chỉ có mức đòn bẩy là 1:200.

    Spread (chênh lệch)

    Tại sàn môi giới INGOT Brokers, mức chênh lệch chung cho các loại tài khoản giao dịch thường dao động từ 0 – 2 pips. Cụ thể, đối với Forex phí chênh lệch của các cặp tiền tệ chính như AUD/USD, EUR/USD… đang trong trạng thái thả nổi – trường hợp rất quen thuộc đối với các đầu tư giao dịch trên sàn môi giới INGOT.

    Tuỳ thuộc vào giá trị giao dịch của các cặp tiền tệ mà mức chệnh lệch sẽ quyết định như thế nào. Trong điều kiện không tốt, chẳng như chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tin tức về kinh tế hoặc chính trị xảy ra bất ngờ sẽ làm cho mức spread lệch lên hoặc xuống vài phần trăm.

    Nạp/rút tiền sàn INGOT Brokers

    Nạp rút tiền sàn INGOT Brokers

    Các phương thức nạp/rút tiền

    Các nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh giao dịch nạp/rút bằng nhiều loại tiền twj khác nhau như EUR, USD hoặc AUD… thông qua các hình thức đa dạng được nhà môi giới INGOT cung cấp là Chuyển khoản ngân hàng, Visa/MasterCard, Skrill và Neteller… Đồng thời, sàn giao dịch này còn cho phép các nhà đẩu tư được gửi và rút tiền bằng tiền điện tư như đồng ETH, BTC…

    Phí nạp/rút tiền

    Hạn mức nạp tiền tối thiểu vào tài khoản tiêu chuẩn sàn INGOT là 100$ cho lần nạp đầu tiên. Còn đối với các loại tài khoản giao dịch khác, hạn mức nạp tối thiểu có thể lên đến 1.000 hoặc 5.000. Đây là một mức được đánh giá là ở mức trung bình trên thị trường môi giới ngoại hối ở Úc.

    Hỗ trợ khách hàng sàn INGOT Brokers

    Với chính sách hỗ trợ và bảo vệ tài khoản khách hàng đảm bảo, có hai lớp bảo mật dành cho tài khoản giao dịch, rất khó thể xâm nhập vào tài khoản nếu không có sự cho phép của chủ nhân tài khoản đó.

    Được đánh giá là một sàn giao dịch uy tín, nhiều lớp bảo mật, tách biệt tài khoản của khách hàng ra khỏi tài khoản chung của công ty để minh bạch và rõ ràng cả đối bên. Khách hàng sẽ không quá lo lắng khi bị hacker tấn công, vì sàn INGOT luôn giám sát và không ngừng nâng cao hệ thống bảo mật để đảm bảo an toàn cho khách hàng của mình.

    Tổng kết

    Sàn INGOT Brokers là một sàn giao dịch Forex có nhiều văn phòng tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng chưa có tại Việt Nam cho đến lúc đăng bài viết này. Yêu cầu khớp lệnh nhanh chóng, đồng thời nhận được nhiều mức chênh lệch và ưu đãi cạnh tranh. Tuy nhiên, đây cũng có thể được xem là một sàn forex uy tín vì Forexitig cũng đã kiểm tra giấy phép ASIC về INGOT Brokers (Australia) Pty Ltd của sàn.

  • Pivot Point là gì? Cách vận dụng phương pháp này

    Pivot Point là gì? Cách vận dụng phương pháp này

    Pivot Point là một công cụ dùng để phân tích kỹ thuật, dùng để xác định xu hướng của thị trường trên nhiều khung thời gian khác nhau. Đây được xem là một công cụ kỹ thuật tiềm năng, có công năng quan trọng giúp các các nhà đầu tư dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc thực hiện lệnh giao dịch. Vậy Pivot Point là gì và cách vận dụng điểm xoay Pivot như thế nào để đạt hiệu quả thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

    Pivot Point là gì?

    Pivot Point là một điểm xoay dùng để xác định mức kháng cự và hỗ trợ trong giao dịch Forex. Pivot chỉ đơn giản là giá trị trung bình của mức cao/thấp trong ngày và thể hiện giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó. Sau đó, nếu vào những ngày tiếp theo, giả sử giá nằm trên điểm trục thì đây là dấu hiệu cho thấy giá đang có xu hướng tăng; ngược lại, giá nằm dưới điểm trục thì chính là dấu hiệu của xu hướng giá đang giảm. Qua đó, Pivot Point có chức năng dùng để xác định tâm lý của thị trường đang trong trạng thái thay đổi từ tăng sang giảm hoặc ngược lại.

    Cấu tạo của Pivot Point

    Điểm xoay Pivot Point gồm có 7 mức giá:

    • Đường chính PP, còn gọi là điểm trục hoặc điểm xoay Pivot
    • 3 mức hỗ trợ có ký hiệu là S1, S2, S3
    • 3 mức kháng cự có ký hiệu là R1, R2, R3

    Trong đó, khoảng cách giữa R1 với R2, hoặc R2 với R3 được gọi là các vùng giá hay là Range Trading.

    Để hiểu rõ hơn về công cụ Pivot Point, các nhà đầu tư cần biết một số thuật ngữ cơ bản nhất là:

    • PP: là chữ viết tắt của công cụ Pivot Point
    • S: có nghĩa là Support (mức hỗ trợ)
    • R: có nghĩa là Resistance (mức kháng cự)
    • High: Là chỉ mức giá cao nhất
    • Low: Là chỉ mức giá thấp nhất
    • Close: Có nghĩa là giá đóng cửa

    Các nhà đầu tư có thể tham khảo một số ý tưởng giúp tính giá điểm xoay Pivot như sau: Trên khung thời gian D1, giá sẽ được tính ở mức giá cao nhất cộng với mức giá thấp nhất, tiếp tục cộng với giá đóng cửa của ngày trước đó. Hoặc trên khung thời gian H4, tính ở điểm giá cao nhất, đến giá thấp nhất và giá đóng cửa ở nến H4 trước đó.

    Công thức tính Pivot Point

    Trước khi tính điểm xoay Pivot, các nhà đầu tư cần lưu ý điểm xoay Pivot có nhiều điểm khác biệt nhiều so với đường trendline, đường hỗ trợ và kháng cự hoặc đường EMA… đó là điểm xoay Pivot giống nhau ở mọi khung thời gian khác nhau và hoàn toàn bất di bất dịch.

    Nhờ vậy mà các nhà đầu tư có thể nắm rõ các mức giá quan trọng trong suốt thời gian giao dịch. Trong đó, đường PP hay còn gọi là điểm xoay sẽ là mức giá quan trọng nhất trong ngày giao dịch, đây là sự cân bằng giữa mua và bán hoặc tăng và giảm.

    Từ đó cho thấy, khi giá vượt cao hơn điểm xoay Pivot, thì thị trường sẽ tiến gần hơn đến mức S1, S2, thậm chí là S3 của các vùng hỗ trợ, đây chính là dấu hiệu của xu hướng giá tăng.

    Ngược lại, khi giá tiến gần về các mức R1, R2 hoặc R3 của vùng kháng cự và giá nằm hẳn dưới trục điểm chính thì đây được xem là xu hướng giá đang giảm.

    Điều này được hiểu rõ hơn qua công thức tính Pivot Point dưới đây:

    Pivot Point = (Giá cao của kỳ trước + Giá thấp của kỳ trước + Giá đóng cửa của kỳ trước) / 3
    Trong đó, S mức hỗ trợ sẽ được tính như sau:
    S1 = (2 x PP) – Giá cao của kỳ trước
    S2 = PP – (R1 – S1)
    S3 = PP – (R2 – S2)

    Cũng như vậy, các mức kháng cự sẽ được tính là:

    R1 = (2 x PP) – Giá thấp của kỳ trước

    R2 = (PP – S1) + R1

    R3 = PP – (R2 – S2)

    Dựa trên công thức, ta có thể thấy S1, S2, S3 và R1, R2, R3 đều lấy giá trị của điểm xoay chính là PP dùng để tính toán. Do đó, điểm PP là yếu tố quan trọng nhất để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự.

    Cách vận dụng Pivot Point trong giao dịch

    Thông thường, nhiều nhà đầu tư lầm tưởng rằng lấy điểm PP làm trục chính và khi giá nằm trên trục PP thì được xem là thị trường đang trong xu hướng giá tăng. Theo như công thức cơ bản của Pivot Point đó là:

    • Vào lệnh Buy khi giá tiến lên điểm S1, S2 hoặc S3
    • Vào lệnh Sell khi giá giảm xuống điểm R1, R2 hoặc R3

    Song, cách vận dụng công thức trên chưa hoàn toàn tốt và hiệu quả, các nhà đầu tư có thể tham khảo một số phương pháp vận dụng điểm xoay Pivot như sau:

    1. Kết hợp với các mô hình nến đảo chiều

    Đây được xem là một phương pháp hiệu quả nhất mà cách vận dụng lại rất đơn giản, vì có nhiều dạng cản động như đường EMA nên khi xảy ra hiện tượng thay đổi, giá sẽ dịch chuyển hầu hết trên các đường này. Trong khi đó tại điểm xoay Pivot, các mức hỗ trợ hoặc kháng cự được tạo ra sẽ bất biến ở trên mọi khung thời gian khác nhau. Chính vì vậy, giả sử tại các khu vực này có các mô hình nến đảo chiều xuất hiện trùng khớp với mức hỗ trợ và kháng cự thì đây chính là cơ hội tốt để thực hiện lệnh.

    2. Kết hợp với chỉ báo MACD

    Có thể thấy bản chất của công thức Pivot Point đó là điểm xoay Pivot được hình thành dựa trên công thức trung bình giá để tìm kiếm mức độ cung cầu qua 3 điểm chính là giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa. Điều này làm tạo ra các khoảng cách, chính các khoảng cách ở các vùng này là sự biểu hiện sức mạnh của giá. Chính vì vậy, khi kết hợp điểm xoay Pivot với chỉ báo động lượng như MACD sẽ giúp cho các nhà đầu tư xác định được hai mục tiêu lớn đó là:

    • Mức độ mua/bán giữa hai phe
    • Vị trí xu hướng giá đảo chiều

    Điều này có nghĩa là tìm kiếm sự chấp thuận của điểm xoay Pivot cùng với hội tụ hoặc phân kỳ của chỉ báo MACD. Hoặc khi giá vượt lên đến các vùng kháng cự và hỗ trợ thì tại đường chỉ báo MACD sẽ hiển thị thông báo MACD line cắt Signal line.

    Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng Pivot Point

    Mặc dù điểm xoay Pivot giúp xác định các mức kháng cự và hỗ trợ hiệu quả nhưng công cụ kỹ thuật này vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, chính vì vậy khi vận dụng Pivot Point vào giao dịch, các nhà đầu tư cần lưu ý:

    • Dù đang giao dịch với bất kỳ phương pháp nào cần kết hợp sử dụng với các chỉ báo khác như MACD, RSI, volume… để tăng tỷ lệ thành công cao hơn.
    • Pivot Point được đánh giá là một công cụ kỹ thuật có mức độ hiệu quả cao hơn so với các chỉ báo khác trong việc theo dõi và cập nhật các mức giá di chuyển xung quanh giá giao dịch, điều này giúp giảm thiểu tối đa độ trễ của giá.
    • Sự thật là 7 đường cấu tạo nên điểm xoay Pivot đều có vai trò giống như các vùng hỗ trợ và kháng cự.
    • Ngược lại với đường xu hướng Trendline hoặc đường EMA, thì điểm xoay Pivot luôn giống nhau và có sự bất biến trong mọi khung thời gian, do nó chỉ sử dụng một công thức duy nhất để tính toán. Song, các điểm xoay này chỉ có giá trị trong ngày hôm đó, qua đến ngày hôm sau thì sẽ thay thế bởi các mức điểm xoay khác nhau, hay còn được gọi là các mức S1, S2, S3 và R1, R2, R3 cùng với đường PP luôn thay đổi mỗi ngày.

    Tổng kết

    Pivot Point được đánh giá là một công cụ kỹ thuật mang lại hiệu quả cao, giúp các nhà đầu tư nhận biết được xu hướng giá đang tăng hoặc giảm so với giá đang giao dịch. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần cẩn trọng hơn và nên sử dụng kết hợp với các chỉ báo hoặc công cụ kỹ thuật khác để tăng độ hiệu quả, từ đó sẽ có các quyết định đúng đắn nhất trong quá trình giao dịch.

  • Mô hình Diamond Top là gì?

    Mô hình Diamond Top là gì?

    Mô hình giá Diamond Top (Đỉnh kim cương) được xem là một mô hình giá đảo chiều mạnh mẽ. Vì mô hình này có hình dạng như kim cương nên có tên gọi như vậy, đồng thời thể hiện được giá trị mà các tín hiệu giao dịch của mô hình này mang lại. Khá giống mô hình Vai đầu vai, Diamond Top vẫn được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao hơn nhờ điểm vào lệnh chuẩn, giúp tối đa hoá lợi nhuận nhiều hơn so với mô hình giá Vai đầu vai.

    Mô hình giá Diamond Top là gì?

    Mô hình Diamond Top – Đỉnh kim cương là một mô hình giá đảo chiều giảm, thường xuất hiện ở đỉnh của các xu hướng tăng. Với hình dạng giống hai hình tam giác gắn liền với nhau, tạo thành tổng thể như một viên kim xương. Hình dạng của mô này sẽ hoàn chỉnh khi giá đã giảm xuống và phá ra khỏi phạm vi ban đầu của hình tứ giác.

    So sánh  mô hình giá Đỉnh kim cương và mô hình Vai đầu vai

    Các nhà giao dịch cần vẽ đường nối các đỉnh và các đáy lại với nhau để xác định được mô hình Diamond Top trên biểu đồ. Sau khi nối lại với nhau, xuất hiện hình dạng giống hình thoi hoặc tương tự hình thoi thì đây chính là mô hình Đỉnh kim cương.

    Có một số nhà giao dịch dễ bị nhầm lẫn giữa mô hình giá Vai đầu vai và Đỉnh kim cương, nên cần phải lưu ý khi sử dụng để tránh bị nhầm lẫn.

    Trên thực tế, mô hình Vai đầu vai được hình thành các đuôi nến, nếu các đuôi nến biến động mạnh và sự chênh lệch không nhiều thì dễ dàng nhận ra đỉnh đầu và hai vai của mô hình Vai đầu vai. Trong khi đó, khi ta nối các đỉnh và đáy nến lại sẽ tạo ra một hình dạng giống viên kim cương, mô hình Đỉnh kim cương sẽ hoàn thành rõ nét khi cây nến đỏ xuất hiện sau nên Doji, đồng thời lúc này nó giảm xuống rõ rệt và phá ra khỏi hình thoi ban đầu.

    Ý nghĩa của mô hình Diamond Top

    Thông thường, mô hình đỉnh kim cương được hình thành ở xu hướng giá tăng và có chức năng giúp nhận biết dấu hiệu xu hướng đảo chiều.

    Phạm vi của biến động giá được mở rộng rồi thu hẹp lại chính là đặc trưng của mô hình Diamond Top, đây chính là lý do quỹ đạo di chuyển của mô hình này giống với hình thoi hoặc một viên kim cương. Hai đường kháng cự từ trên xuống và kết hợp với hai đường hỗ trợ từ dưới lên có sự tương ứng với nhau ở mức thấp nhất và cao nhất trong mô hình.

    Đến khi đường hỗ trợ bên phải bị phá vỡ giá kèm với một độ lệch nhất định thì đây có thể là một tín hiệu để bán ra hoặc dự kiến xu hướng giá thay đổi xuống.

    Hướng dẫn giao dịch mô hình giá Diamond Top

    Dưới đây, bài viết sẽ hướng dẫn 3 hình thức giao dịch với mô hình giá Đỉnh kim cương như sau:

    1. Điểm vào lệnh

    Để thực hiện lệnh bán với mô hình này, nhà đầu tư cần chú ý tập trung vào cạnh dưới bên phải của hình thoi, lúc này nếu giá phá xuống đường này, hãy nhanh chóng thực hiện lệnh bán. Tuy nhiên, nhà đầu tư phải đợi cho cây nến hoành thành xong để xác định điểm breakout, tránh bị nhầm do hiện tượng  đột phá giả.

    2. Cách đặt lệnh dừng lỗ

    Nhà đầu tư nên tự bảo vệ tài sản của mình bằng cách đặt lệnh Stop Loss (Dừng lỗ), dù mô hình giá Diamond Top có tỷ lệ thành công cao nhưng khó có thể đoán trước được tình hình vì thị trường ngoại hối luôn có nhiều biến động.

    Trong mô hình Đỉnh kim cương, lệnh dừng lỗ nên đặt phía trên đỉnh gần nhất vào lúc giá vẫn còn đang di chuyển trong hình viên kim cương. Đồng thời, nhà đầu tư cần nhận biết lúc nào thị trường có sự biến động mạnh để dời điểm dừng lỗ lên xa hơn, cụ thể là trên đỉnh của hình kim cương.

    3. Cách đặt lệnh chốt lời

    Khoảng cách chốt lời tối thiểu lý tưởng nhất là điểm tính từ nơi breakout bằng với chiều cao của hình kim cương. Song, các nhà đầu tư giao dịch theo mô hình này sẽ gặp nhiều lệnh cạnh tranh tại một vùng mục tiêu, vì vậy bạn cần có chiến lược thu hẹp các điểm chốt lời lên trên khoảng vài pip.

    Lưu ý:
    Có một số tình huống mà nhà đầu tư không nên thực hiện vào lệnh như: mô hình chưa hoàn toàn hình thành hoặc không có dấu hiệu giao dịch trên trong mô hình Đỉnh kim cương.
    Để nhận biết chắc chắn xảy ra hiện tượng đảo chiều giá, các nhà đầu tư có thể sử dụng kết hợp thêm với các mô hình nến đảo chiều hoặc các chỉ báo kỹ thuật.

    Mục tiêu giá của mô hình Diamond Top

    Theo khuyến nghị của Kirkpatrick & Dehlquist, khi giao dịch với mô hình này cần lưu ý: mục tiêu giá thường có thể bằng với khoảng cách của giá chạy đến mô hình Diamond, nhưng nếu giá chạy chậm hơn sau khi phá vỡ, bạn nên dừng đặt dừng lỗ và thực hiện đóng tất cả lệnh lại.

    Vào năm 2008, Bulkowski có đưa ra các công thức giá sau:

    • Giá phá vỡ lên trên – Diamond Bottom: Giá breakout + [(giá ở đỉnh cao nhất – giá ở đáy thấp nhất)] x 81%
    • Giá phá vỡ xuống dưới – Diamond Bottom: Giá breakout – [(giá ở đỉnh cao nhất – giá ở đáy thấp nhất) x 63%]
    • Giá phá vỡ lên trên – Diamond Top: Giá breakout +  [(giá ở đỉnh cao nhất – giá ở đáy thấp nhất) x 69%]
    • Giá phá vỡ xuống dưới – Diamond Top: Giá breakout – [(giá ở đỉnh cao nhất – giá ở đáy thấp nhất) x 76%]

    Tổng kết

    Mô hình Diamond Top tuy ít khi xuất hiện, nhưng nếu nó xuất hiện các nhà đầu tư nên chớp lấy cơ hội để thực hiện lệnh giao dịch để thu về kết quả thành công cao. Tuy nhiên, nhà giao dịch cần phải xác định đúng đắn các đặc điểm của mô hình, tuân thủ các quy tắc đặt lệnh, đặt lệnh chốt lời và dừng lỗ phù hợp để đảm bảo an toàn cho số vốn của bạn.

Giao dịch Bitcoin 24/7ĐĂNG KÍ
+ +