Microsoft được thiết lập bởi Bill Gates và Paul Allen vào ngày 4 tháng 4 năm 1975 và là một tập đoàn lớn tại Hoa Kỳ có trụ sở chính tại Redmond và Washington. Microsoft chuyên sản xuất phát triển kinh doanh phần mềm có bản quyền được sử dụng trên diện rộng các sản phẩm liên quan đến máy tính, thiết bị di động. Nếu tính theo doanh thu, Microsoft là hãng sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới và còn được gọi là “một trong những công ty có giá trị lớn nhất tại Mỹ”.
Lịch sử chứng khoán Microsoft
Trong lĩnh vực tài chính, Microsoft được biết đến vào năm 1986 khi công ty có nguồn vốn lớn được xem như một ông lớn dẫn đầu “trong Công nghệ tin học” vào thời điểm đó. IPO được phát hành ra công chúng vốn huy động được 61 triệu đô la. Trong đợt IPO đó, cổ phiếu của công ty đã được bán với giá 21$/ cổ phiếu và đó đã được chia ra 9 lần.
Điều đáng chú ý mà forexitig muốn nhắc đến, Microsoft phải trải qua một thập kỷ kể từ khi được thành lập để niêm yết cổ phiếu, không giống như các công ty công nghệ mới hơn thường niêm yết cổ phiếu trong vòng một vài năm kể từ khi thành lập. Tuy nhiên, Microsoft trong một khoảng thời gian dài công ty vẫn tồn tại trên mọi khó khăn, chủ yếu là họ không thua lỗ hàng năm và hầu như không bị ảnh hưởng bởi các nhà đầu tư mạo hiểm hoặc dự trữ tiền mặt giảm.
Vào năm 2000, là đỉnh cao của bong bóng Dot Com, vốn hóa thị trường của công ty đạt 600 tỷ đô la, đưa Microsoft trở thành một trong những công ty lớn nhất thế giới. Vào năm 2018, Microsoft đã đạt mức vốn hóa thị trường 886 tỷ đô la và trở thành một công ty Công Nghệ dẫn đầu được giao dịch công khai lớn 4 trên thế giới, đứng sau Apple, Amazon và Alphabet.
Thông tin mã cổ phiếu Microsoft
- Ký hiệu: MICROSOFT hoặc MSFT.
- Giờ giao dịch: 13: 30- 19: 59 GMT
- Đòn bẩy lên đến: 1:20 hoặc 1:10.
- Tiền tệ: USD.
Điều quan trọng khi giao dịch cổ phiếu Microsoft
Kể từ năm 2013, tức sau 6 năm cho đến nay giá trị cổ phiếu Microsoft khẳng định sức mạnh của mình mã MSFT. Giá cổ phiếu Microsoft đã tăng gần 4 lần về giá trị, cùng những diễn biến tích cực đang bao trùm công ty, nhiều khả năng giá cổ phiếu sẽ còn tăng nữa. Theo thống kê, tháng 9/2018, cổ phiếu của Microsoft giao dịch ở mức khoảng 115,61 usd.
Cạnh tranh từ đối thủ công nghệ
Công nghệ liên tục mở rộng và phát triển, Microsoft phải đối mặt với rất nhiều sự cạnh tranh với các công ty hoạt động lĩnh vực công nghệ. Hàng năm, rất nhiều các công ty cũng khởi nghiệp thành công với những công nghệ tân tiến bước vào thị trường đó có thể thách thức mã Microsoft. Microsoft cần tập trung nguồn lực đáng kể để triển khai các chiến lược trong các phân ngành mới nổi, chẳng hạn như đám mây và điện toán di động.
Sản phẩm mới ra đời
Gã khổng lồ công nghệ Microsoft có trụ sở tại Redmond đã làm cho các hoạt động không còn bị trì trệ và ì ạch như trước kia. Đây là một dấu hiệu tốt cho sự thành công của công ty trong việc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh cốt lõi một cách hiệu quả . Sản phẩm cũng như dịch vụ Microsoft đang dần trở thành một triển vọng thú vị hơn đối với các thương nhân và nhà đầu tư sau khi phục hồi tăng trưởng.
Báo cáo Doanh thu
Vào tháng 9/2018, cổ phiếu Microsoft đã đạt đến tầm cao mới khi lực đẩy khỏi xung quanh mốc 115 usd và tiếp tục tăng ổn định vượt qua mức trung bình động 50 ngày trở lại vào đầu tháng 4/2018. Trong cuối tháng 9 cổ tức được thúc đẩy công bố từ 42 xu lên 46 xu mỗi cổ phiếu. Kết quả các báo cáo thu nhập khả quan, có nghĩa là giá cổ phiếu Microsoft ưu ái.
Công nghệ trong lĩnh vực điện toán đám mây
Nhà đầu tư hãy nên theo dõi các tin tức về công nghệ mới trong lĩnh vực điện toán đám mây, vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh số của MSFT, từ đó ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của công ty này.
Chẳng hạn, kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện đã tạo ra một luồng gió mạnh mẽ cho nhiều công ty đám mây vào năm 2020, khi xu hướng làm việc trực tuyến tại nhà đang phổ biến tại các công ty. Điện toán đám mây là lĩnh vực nổi trội và đi đầu cổ phiếu Microsoft hiện nay. Đó là lý do tại sao doanh thu “đám mây thương mại” của Microsoft đã tăng lên hơn 50 tỷ đô la vào năm tài chính 2020 tức hơn 35%, chủ yếu đến từ Office 365, nền tảng đám mây Azure và nền tảng Dynamics CRM (quản lý quan hệ khách hàng).
Giao dịch chứng khoán Microsoft ở sàn nào?
Hiện nay có rất nhiều nhà môi giới ngoại hối Forex hỗ trợ mã giao dịch MSFT của Microsoft dạng CFD (hợp đồng chênh lệch). Vốn tối thiểu, khối lượng giao dịch và đòn bẩy có thể sẽ khác nhau tuỳ mỗi sàn. forexitig sẽ cung cấp cho nhà đầu tư một số nhà môi giới như dưới đây:
Leave a Reply