Chúng ta thường nghe tới “Hỗ trợ và kháng cự” trong các bài phân tích từ những chuyên gia tài chính thế giới, Trading Central, Autochartist, và rất nhiều. Hỗ trợ và Kháng cự (tiếng anh về lĩnh vực tài chính gọi là Support và Resistance), chúng là một trong những khái niệm được sử dụng rộng rãi nhất trong giao dịch. Hãy làm quen với những từ tiếng anh này vì chúng tôi sẽ dùng nó để môt tả về chúng.
Nhìn vào sơ đồ trên. Như bạn có thể thấy, đường giá di chuyển lên và sau đó giảm trở lại, điểm cao nhất đạt được trước khi nó giảm trở lại bây giờ là Kháng cự (Resistance).
- Các điểm kháng cự cho chúng ta biết nơi đó có lực người bán mạnh.
Khi giá tiếp tục tăng trở lại, điểm thấp nhất sau đó giá bật lên là Hỗ trợ (Support).
- Các điểm hỗ trợ cho chúng ta biết nơi đó có lực người mua mạnh.
Trên thực tế, kháng cự và hỗ trợ liên tục được hình thành khi giá di chuyển lên và xuống theo thời gian.
Có 2 cách hỗ trợ và kháng cự thường được giao dịch:
- Giao dịch lúc giá Bounce (giá quay ngược lại)
Mua khi tỷ giá giảm về đường Support.
Bán khi tỷ giá tăng đến ngưỡng Resistance.
- Giao dịch Break (giá phá vỡ)
Mua khi giá vượt qua ngưỡng Resistance.
Bán khi giá phá vỡ vùng Support.
Có thế chúng sẽ làm bạn hơi rồi với để tôi giải thích thêm cho bạn hiểu.
Giá quay ngược trở lại – Bounce
Thông thường, bạn sẽ thấy một ngưỡng hỗ trợ hoặc ngưỡng kháng cự dường như sắp bị phá vỡ, nhưng ngay sau đó bạn nhận ra rằng giá thị trường trên đồ thị đã quay ngược trở lại (giống như giá test lại mức giá đó), thường chúng sẽ được thể hiện rõ hơn bằng bóng nến.
Như hình ảnh trên chúng ta thấy rằng giá chạm đường Support được vẽ ra khoảng giá 0.89000 trên cặp tiền EURGBP, sau đó tỉ giá bật lên vài lần.
Như hình ảnh trên chúng ta thấy rằng giá chạm đường Resistance khoảng giá 0.81000 trên cặp tiền EURGBP, sau đó giá bị đẩy xuống nhiều lần.
Nên nhớ rằng mức hỗ trợ và kháng cự nhiều hơn là “vùng” hơn có giá trị hơn. Nếu quá ít, có thể đó chỉ là một phản xạ của giá thị trường.
Giá phá vỡ – Break
Ngược với vấn đề trên, giá không quay đầu trở lại mà tiếp tục xu hướng theo cách của nó. Vì nhiều trader cho rằng mức hỗ trợ hoặc kháng cự sẽ bị phá vỡ nếu giá thực sự có thể đóng cửa vượt qua mức đó.
Sau khi, giá chạm đường kháng cự Resistance, cuối cùng giá đã bức phá qua đường đó và giá tăng mạnh.
Những thông tin khác về hỗ trợ và kháng cự:
- Khi giá vượt qua ngưỡng kháng cự, ngưỡng kháng cự đó có thể trở thành hỗ trợ, và ngược lại.
- Giá kiểm tra mức kháng cự hoặc hỗ trợ càng thường xuyên mà không phá vỡ nó, thì khả năng kháng cự hoặc hỗ trợ càng mạnh.
- Khi hỗ trợ hoặc kháng cự bị phá vỡ, sức mạnh của động thái tiếp theo phụ thuộc vào mức độ mạnh mẽ của mức hỗ trợ hoặc kháng cự bị phá vỡ.
Cuối cùng, kiến thức về Support và Resistance rất đơn giản đúng không. Trên thực tế, bạn sẽ thấy hiện tượng này có rất nhiều trên các đồ thị giá forex, chỉ số, Vàng, Chứng khoán, Cổ phiếu, Phái sinh, Tiền điện tử.
Có thể bạn quan tâm:
Dogecoin là gì ? Nên thận trọng đầu tư DOGE
Yếu tố nào tác động trên tiền điện tử? 3 mốc lịch sử quan trọng của Bitcoin