Nếu bạn đang băn khoăn về mô hình Ponzi và không biết rằng thực sự đây có phải là một mô hình lừa đảo hay không? Hãy để bài viết này giải đáp các thắc mắc của bạn nhé!
Mô hình Ponzi là gì?
Mô hình Ponzi được coi là một mô hình với hình thức đầu tư được nhiều người nhận định là “ lừa đảo “ bởi bản chất hoạt động của mô hình này là sử dụng các khoản thanh toán thu được từ các nhà đầu tư mới để trả cho những nhà đầu tư trước đó. Những người tạo ra một mô hình Ponzi trong kinh doanh thường hứa hẹn sẽ đem đến cho các nhà đầu tư lợi nhuận cao mà lại ít rủi ro.
Mô hình Ponzi này cần một số tiền để duy trì và nó sẽ chỉ thất bại khi không xuất hiện thêm những nhà đầu tư mới đồng thời các nhà đầu tư cũ đồng loạt rút khỏi mô hình.
Các yếu tố chính của một mô hình Ponzi bao gồm:
- Sử dụng cách lấy số tiền của người đầu tư mới trả cho người đầu tư trước đó
- Đem đến sự tin tưởng cho các nhà đầu tư bằng việc chắc chắn về lợi nhuận cao trong tương lai
- Tận dụng công nghệ hiện đại như làm giả giấy tờ, cắt ghép… để che giấu sự thiếu hụt về kinh tế hoặc không thừa nhận về tình trạng thiệt hại kinh tế mà doanh nghiệp hay tổ chức đó gặp phải.
- Khi một mô hình Ponzi sắp thất bại, người đứng đầu (Leader) đó có thể sẽ làm như sau
- Lấy tiền và biến mất
- Thực hiện kế hoạch “ gắp lửa bỏ tay người “ bằng cách tạo ra người người đứng đầu mới, có thể bao gồm người thực hiện kế hoạch trước đó hoặc một nhóm các nhà đầu tư trong tổ chức.
- Bán doanh nghiệp của mình
- Trả tiền cho bất kỳ nhà đầu tư nào phàn nàn
- Cố gắng kiểm soát, thao túng và chuyển hướng bất kỳ cuộc điều tra quy định nào về hình thức này nhằm lấy niềm tin từ các nhà đầu tư.
Cách để nhận biết một mô hình Ponzi lừa đảo?
Mục đích thực sự của mô hình Ponzi nhắm tới các nhà đầu tư và tạo ra một tổ chức ngày càng mở rộng. Vậy làm cách nào để một mô hình lừa đảo như Ponzi thu hút được nhiều các nhà đầu tư chỉ bằng một dự án kinh doanh đơn giản nhưng thiếu tính thực tế? Đó là các doanh nghiệp sử dụng các chiến thuật tâm lý và thuyết phục phổ biến với những nhà đầu tư ưa thích lợi nhuận nhanh chóng. Vì vậy, đừng biến mình trở thành “ con chuột bạch “ cho mô hình lừa đảo này bằng cách nắm được các dấu hiệu nhận biết dưới đây:
- “Hứa hẹn về lợi nhuận đầu tư cao, được đảm bảo với ít hoặc không xảy ra rủi ro”. Bạn có nghĩ rằng hay nghi ngờ về bất kỳ sự đảm bảo nào rằng một cơ hội đầu tư sẽ tạo ra lợi nhuận cao và ít rủi ro, vì tất cả các khoản đầu tư dù là ở đâu đều có một mức độ rủi ro nhất định.
- “Khoản bảo hiểm được hứa hẹn để giảm thiểu rủi ro”: bất kỳ khoản bảo hiểm hoặc đảm bảo giả định nào được tạo ra để giảm thiểu rủi ro cho các khoản đầu tư đều là dấu hiệu của sự lừa đảo vì trên thực tế không hề có khoản bảo hiểm này tại các thị trường đầu tư uy tín.
- “ Lợi nhuận tăng cao, ổn định quá mức”: Đầu tư tài chính theo hình thức nào cũng đem đến sự lợi nhuận nhưng không phải lúc nào cũng giữ vững được phong độ này.
- “ Các khoản đầu tư chưa được đăng ký kinh doanh”: Việc đăng ký rất quan trọng vì nó cung cấp cho các nhà đầu tư quyền truy cập vào thông tin quan trọng về quản lý, sản phẩm, dịch vụ và tài chính của công ty do đó nếu không có điều khoản này thì đây chính là dấu hiệu của mô hình ponzi lừa đảo.
- “ Công ty không được cấp phép”: Không có một công ty chuyên nghiệp nào được miễn giấy phép đăng ký trước pháp luật. Hầu hết các mô hình Ponzi liên quan đến các cá nhân không có giấy phép đăng ký.
- “Chiến lược làm giàu bí mật” – Các khoản đầu tư của nhà đầu tư phải được thông báo minh bạch rõ ràng, nếu theo thỏa thuận. Tốt nhất, nên làm rõ ra giữa đôi bên.
- “Các khoản đầu tư thiếu tài liệu hoặc gặp các vấn đề với thủ tục giấy tờ”: Người thực hiện phải cung cấp thông tin và tài liệu tham khảo bằng văn bản chi tiết cho các nhà đầu tư. Việc các khoản đầu tư thiếu tài liệu hoặc gặp các vấn đề về thủ tục giấy tờ chắc chắn có liên quan đến vấn đề pháp lý.
- “Khó khăn khi nhận thanh toán hoặc rút tiền mặt”: Người đầu tư có quyền rút lợi nhuận của mình dưới hình thức tiền mặt, do vậy nếu các giao dịch trong việc rút tiền gặp vấn đề hoặc khuyên bạn nên giữ tiền để tạo lợi nhuận cao chính là dấu hiệu của mô hình này.
- “Không chính chủ tài khoản”: Tài khoản của nhà đầu tư phải do chính chủ đầu tư sở hữu nếu nghi ngờ về các giao dịch trái phép, thiếu tiền hoặc các vấn đề khác với sao kê tài khoản thì cần có hướng giải quyết ngay lập tức.
- “Công ty không có tên tuổi, độ ổn định phát triển”: Có thể xem đây là hình thức chạy quảng cáo, che mắt nhà đầu tư.
Qua bài viết này, mong các bạn có được các kiến thức tốt nhất về mô hình Ponzi và hãy cẩn thận với hình thức lừa đảo này nhé. Bên cạnh đó, loại hình hoạt động kinh doanh này còn có một mô hình Kim tự tháp mà bạn có thể xem qua.