Blog

  • Sàn FBS lừa đảo không ? Khuyến mãi FBS Bonus

    Sàn FBS lừa đảo không ? Khuyến mãi FBS Bonus

    FBS là sàn giao dịch có trụ sở tại Belize được thành lập từ năm 2009 tới nay. Trong thị trường tài chính phục vụ hơn 5 triệu khách hàng trên 100 quốc gia trên thế giới.

    FBS chịu sự quản lý bởi IFSC (International Financial Services Commission) và Cysec (Cyprus Securities and Exchange Commission).

    Nhà môi giới FBS sẽ là một lựa chọn phù hợp với các nhà giao dịch mới trên tài khoản Cent của sàn, cùng với các chương trình khuyến mã thường xuyên diễn ra.

    ƯU ĐIỂM:

    • Hỗ trợ nạp rút tiền qua Internet Banking.
    • Nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi hơn cho thành viên.
    • Thời gian rút tiền khá nhanh.
    • Có người hỗ trợ Tiếng Việt.

    NHƯỢC ĐIỂM:

    • Chi phí nạp rút tiền cao.
    • Khối lượng giao dịch tối thiểu hơi cao hơn trên ECN.

    Các vấn đề về FBS từng bị khách hàng “Review không tốt”

    Có một số câu chuyện và đánh giá tiêu cực từ khách hàng về FBS, chủ yếu liên quan đến các vấn đề như rút tiền, dịch vụ hỗ trợ khách hàng và spread biến động cao. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể:

    1. Vấn đề rút tiền chậm:

    Một số khách hàng đã phản ánh rằng họ gặp khó khăn khi rút tiền từ FBS. Có người đã chia sẻ trên các diễn đàn Forex rằng quá trình rút tiền của họ bị trì hoãn trong nhiều ngày, thậm chí có trường hợp mất hàng tuần. Một khách hàng cho biết: “Tôi đã yêu cầu rút tiền và chờ đợi cả tuần mà không nhận được phản hồi rõ ràng từ sàn. Hỗ trợ khách hàng chỉ trả lời chung chung và không giải quyết được vấn đề.”

    Điều này gây ra lo ngại cho nhà giao dịch, đặc biệt là khi cần tiền gấp hoặc muốn rút lợi nhuận sau các phiên giao dịch thành công.

    2. Spread tăng cao đột ngột:

    Một vấn đề khác mà khách hàng thường phản ánh là spread của FBS đôi khi mở rộng rất nhiều trong các thời điểm thị trường biến động. Một số nhà giao dịch đã chỉ ra rằng họ bị mất tiền do spread tăng quá nhanh và mạnh trong các phiên giao dịch tin tức hoặc thời gian có sự kiện kinh tế lớn. Một nhà đầu tư chia sẻ: “Khi có tin tức về thị trường, spread của tôi đột ngột tăng gấp 5 lần so với bình thường, dẫn đến việc tôi bị stop-out và mất toàn bộ số vốn giao dịch.”

    3. Lỗi nền tảng giao dịch:

    Một số khách hàng đã gặp phải lỗi kỹ thuật khi sử dụng nền tảng giao dịch của FBS. Có trường hợp báo cáo rằng hệ thống của FBS bị lag hoặc thậm chí không hoạt động trong các thời điểm quan trọng, làm họ không thể đóng hoặc mở lệnh giao dịch. Một người dùng đã chia sẻ rằng: “Tôi đang cố gắng đóng lệnh khi thị trường đảo chiều, nhưng nền tảng không hoạt động, khiến tôi chịu tổn thất lớn hơn dự kiến.”

    4. Dịch vụ hỗ trợ khách hàng không hiệu quả:

    Mặc dù FBS cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7, một số người dùng cho rằng phản hồi từ đội ngũ hỗ trợ không đủ nhanh và không giải quyết triệt để các vấn đề của họ. Một khách hàng bày tỏ: “Tôi đã liên hệ với hỗ trợ khách hàng về vấn đề rút tiền nhưng phải chờ rất lâu để nhận được phản hồi, và câu trả lời chỉ là chung chung, không rõ ràng.”

    Những câu chuyện này cho thấy có một số bất cập và vấn đề mà khách hàng đã trải nghiệm khi giao dịch trên FBS. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng mỗi trải nghiệm là khác nhau, và FBS vẫn có rất nhiều người dùng đánh giá tích cực về các dịch vụ mà họ cung cấp.

    Thế sàn FBS có lừa đảo không ?

    Theo ForexITIG, FBS là sàn có uy tín. Những đánh giá phía trên hầu như không có căn cứ hoặc một số ác ý từ phía các IB cạnh tranh không lành mạnh khác.

    Hãy nhìn lại, sàn FBS có giấy phép hoạt động từ các cơ quan quản lý tài chính như IFSC (Belize) và CySEC (Síp). FBS có trụ sở tại Belize với 12 triệu khách hàng đến từ 150 quốc gia trên thế giới. Các văn phòng của FBS nằm ở các quốc gia tại Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Nga. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến phàn nàn về việc rút tiền chậm, spread cao trong một số điều kiện thị trường, hay các vấn đề về dịch vụ khách hàng. Điều này có thể khiến một số người cảm thấy không hài lòng và nghi ngờ về sự minh bạch của sàn mà thôi.

    Tốt nhất, để tránh gặp phải rủi ro, nếu bạn định tham gia giao dịch trên sàn này, nên đọc kỹ các điều khoản và quan trọng nhất là giao dịch với số tiền mà bạn chấp nhận được nếu có rủi ro.

    Phần mềm giao dịch trên sàn FBS

    Các nền tảng giao dịch được hỗ trợ khách hàng của sàn FBS gồm MT4 và MT5, để nhà đầu tư có thể truy cập vào thị trường FX, kim loại quý, chỉ số kinh tế, năng lượng ngay cho cả máy tính để bàn và thiết bị di động. Các nền tảng giao dịch có trên FBS được kết nối với các máy chủ tốc độ cao nhằm cung cấp kết quả giao dịch tốt nhất. Nhà giao dịch có thể tải các nền tảng di động FBS qua Apple Store và Google Play.

    Ứng dụng FBS CopyTrade

    Nền tảng giao dịch được xây dựng với mục đích “sao chép tự động” giữa các chiến lược. Các giao dịch đến từ các những người giao dịch khác, thường lựa chọn với các trader mới vào nghề. Không những thế, chính bạn nếu tự tin trình độ trade của mình, cũng có thể trở thành một nhà cung cấp tín hiệu và cho phép người khác sao chép các lệnh của mình với một tỉ lệ hoa hồng nhất định. Cũng đồng nghĩa với chia sẻ kỹ năng của bạn với người khác là bạn có thêm một phần được lợi nhuận trong các trường giao dịch, theo hoa hồng từ chính những người sao chép lệnh copy của bạn.

    Ứng dụng FBS CopyTrade trên App Store và Google Play

    Ý nghĩa CopyTrade đối với nhà đầu tư

    Đây là cách giúp cho investors khi gia nhập thị trường thiếu kiến thức tài chính hoăc người đầu tư lại không có thì giờ giao dịch. Hình thức này cũng vừa có thể giúp họ tạo thu nhập ổn định ít tốn sức và có thể kiếm tiền mọi lúc chỉ với 1 cú click đơn giản. Ngược lại, cũng sml như bạn giao dịch. Ngoài ra, có 1 điểm khá hay nữa, thông qua hình thức này bạn có thể “học lỏm” được các chiến thuật giao dịch từ chính Trader chuyên nghiệp khác, xem cách người đó giao dịch như nào, cách chốt lời và cắt lỗ ra sao, để từ đó nâng cao kỹ năng giao dịch của bản thân.

    Ý nghĩa CopyTrade đối với nhà giao dịch

    Một hình thức dành cho những trader tin tưởng vào khả năng giao dịch của mình. Chia sẻ lệnh của họ theo cách cho người khác sao chép lại. Việc làm này sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định mà đỡ tốn công sức. Cũng như gia tăng nguồn lợi từ CopyTrade và bạn có thể gia tăng thêm phần tiền đầu tư bất cứ khi cảm thấy là cần thiết.

    Tính chất làm ăn không khác gì với các công việc khác. Nếu bạn là một Trader có kết quả giao dịch tốt ổn định, sự thu hút này chắc chắn sẽ có rất nhiều nhà đầu tư muốn copy giao dịch của bạn. Từ đó, bạn có thể kiếm thêm tiền được nhiều hơn và tinh tế hơn, vì chủ yếu bạn chỉ vẫn tiếp tục giao dịch và công việc còn lại tự động.

    Sản phẩm giao dịch tại FBS có gì ?

    FBS cung cấp khá nhiều về mặt số lượng sản phẩm giao dịch như sau:

    • Tiền tệ: FBS cho phép giao dịch với 33 cặp tiền tệ khác nhau, bao gồm các cặp tiền chính (major pairs), cặp tiền phụ (minor pairs), và cặp tiền hiếm (exotic pairs). Điều này giúp nhà giao dịch có thể tiếp cận các thị trường tiền tệ toàn cầu với thanh khoản cao và khả năng tận dụng biến động của tỷ giá hối đoái.
    • Cổ phiếu: FBS cung cấp hơn 30 mã chứng khoán từ các công ty quốc tế hàng đầu, bao gồm các gã khổng lồ công nghệ như Google (Alphabet), Facebook (Meta), Amazon, Apple và nhiều công ty khác. Giao dịch cổ phiếu qua FBS dưới dạng CFD, cho phép bạn đầu cơ trên biến động giá mà không cần sở hữu trực tiếp cổ phiếu.
    • CFD (Contracts for Difference): Nhà đầu tư có thể giao dịch CFD của các chỉ số chứng khoán lớn trên toàn cầu như Dow Jones, S&P 500, NASDAQ, DAX30, cùng với hàng hóa như dầu thô WTIdầu Brent. CFD giúp bạn có cơ hội đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau mà không cần sở hữu tài sản cơ bản.
    • Kim loại (Precious Metals): FBS cung cấp giao dịch các kim loại quý gồm vàng (XAU/USD), bạc (XAG/USD), cùng với PalladiumPlatinum. Đây là những tài sản được coi là nơi trú ẩn an toàn trong những thời kỳ kinh tế bất ổn, và thường được các nhà đầu tư ưa chuộng để đa dạng hóa danh mục đầu tư.

    Riêng tài khoản ECN chỉ có 25 cặp tiền tệ được cung cấp, ngoài ra không thể giao dịch cổ phiếu.
    Cần lưu ý tất cả các sản phẩm giao dịch CFD của sàn đều có ngày hết hạn, nên bạn cần phải ghi nhớ tất toán lệnh trước ngày này.

    Chọn tài khoản nào tại sàn FBS ?

    FBS cung cấp khá đa dạng các loại tài khoản gồm 5 loại tài khoản: Cent, Micro, Standard, ECN và Zero Spread.

    • Tài khoản Standard, Cent, Micro là những tài khoản không thu phí hoa hồng khi giao dịch.
    • Tài khoản Zero Spread, ECN là những tài khoản sẽ có thu phí hoa hồng khi giao dịch. Đổi lại thì spread sẽ thấp hơn so với những tài khoản khác.

    bảng so sánh loại tài khoản trên sàn FBS

    Tài khoản Cent là điều cần thiết với các nhà đầu tư khi mới bắt đầu giao dịch để tích luỹ kinh nghiệm và kiến thức, vì hơn 90% trader đều thua khi bắt đầu giao dịch forex.

    Tài khoản ECN trong biểu phí hoa hồng cố định 7 usd/ 1 lot, phí này như vậy là ổn. Có một điều lot tối thiểu trên tài khoản ECN của FBS là 0.1 lot và bước lot là 0.1 lot. Điều này có nghĩa khi bạn giao dịch với phương pháp rãi nhiều lệnh thì bắt buộc các lot được mở phải là 0.1, 0.2, 0.3, … mà không phải là 0.01, 0.02, 0.03.

    Tài khoản Zero Spread trong biểu phí hoa hồng là 20 usd/ 1 lot, phí này là khá cao để đổi lấy spread gần bằng 0.

    Tóm lại, tại FBS bạn chỉ nên chọn tài khoản Cent khi còn mới bắt đầu và tài khoản ECN có thể được cân nhắc để bước vào mạo hiểm hơn.

    Tiền gửi và rút tiền tại sàn FBS

    FBS hỗ trợ nhiều kênh thanh toán nên bạn có thể gửi tiền bằng nhiều hình thức khác nhau:

    • Chuyển tiền nội địa Internet Banking.
    • Visa và Mastercard.
    • Neteller, Skrill, Sticpay, Fasapay.

    Nếu bạn muốn nạp và rút tiền không mất phí, gợi ý sẽ là IC Markets.

    Rút tiền tại FBS nhanh không?

    Rút tiền tốc độ nhanh cũng là một trong những ưu điểm lớn của FBS, gần ngang với tốc độ rút tiền của sàn Exness. Tiền về tài khoản ngân hàng từ 1 giờ đến trong vài giờ đồng hồ, trừ ngày thứ 7 và Chúa Nhật.

    Phí nạp rút tại FBS

    Ngoài ưu điểm rút tiền nhanh. Tuy nhiên, trên thực tế là có phí rút tiền FBS và phí khá cao.

    FBS có kênh nạp rút tiền qua Internet Banking từ các ngân hàng Vietcombank, ViettinBank, ACB, Eximbank, Đông Á và đây cũng là một trong những kênh phổ biến và dễ dàng mà bạn nên sử dụng. Lúc có sự cố về kí quỹ không lường trước thì kênh thanh toán này sẽ lợi thế hơn nhiều kênh khác.

    Các khuyến mãi của FBS

    FBS từ trước đến nay luôn tiên phong trong các chương trình khuyến mãi phải nói rằng là khủng hơn rất nhiều sàn forex khác, vì sự hấp dẫn của khuyến mãi FBS. Tuy nhiên, vẫn cần phải nhớ rằng không ai cho bạn không thứ gì nhé.

    Khách hàng thân thiết

    Ý nghĩa của chương trình này là bạn sẽ được tích luỹ điểm qua số tiền nạp vào, số lot giao dịch. Chương trình này không áp dụng cho tài khoản ECN.
    Từ những số điểm tích tích luỹ đó để đổi các phần quà như Áo thun, Iphone, Macbook, iMac và cao hơn là những chuyến du lịch nước ngoài hay chiếc Mercedes.

    Hỗ trợ khách hàng tại FBS

    Bên cạnh việc marketting cao thì FBS có đội hỗ trợ cho Việt Nam qua rất nhiều kênh hỗ trợ trực tuyến như Live Chat, Gọi lại cho tôi hoặc Facebook hay Telegram.

    Trên Facebook, FBS cũng nhận được đánh giá tích cực khi trả lời các câu hỏi của khách hàng.

    Sàn FBS của nước nào?

    Sàn FBS đăng kí tại số 2118, Guava Street, Belize Belama Phase 1, Belize và địa chỉ kinh doanh khác tại 21, Vasili Michallidi, 3026 Limassol, Cyprus.

    Sàn FBS có uy tín không?

    FBS Markets Inc được quản lý bởi IFSC, giấy phép IFSC/000102/198. Tuy nhiên, nhà môi giới này có lẽ sẽ hợp với nhà đầu tư vốn nhỏ lẻ.

    FBS Trader là gì?

    Một ứng dụng giao dịch tích hợp cho phép khách hàng truy cập vào các công cụ giao dịch phổ biến trên thế giới và quản lý dễ dàng hơn, bạn có thẻ sử dụng trên các thiết bị iOS hoặc Android.

    Thời gian rút tiền FBS bao lâu?

    Việc rút tiền được thực hiện trong 24h nếu đáp ứng đủ điều kiện, tuỳ phương thức giao dịch. Tốt nhất là thanh toán Internet Banking. Lưu ý rằng, sẽ có một số chính sách khuyến mãi sẽ được áp dụng theo quy định.

  • Amazon là gì ? Cách mua cổ phiếu Amazon CFD

    Amazon là gì ? Cách mua cổ phiếu Amazon CFD

    Amazon một trong những công ty dẫn đầu toàn cầu về thương mại điện tử và điện toán đám mây trên thế giới. Cung cấp một thị trường mua bán trực tuyến gần như mọi thứ gồm điện tử, quần áo, đồ nội thất, thực phẩm, đồ chơi, … và một số các dịch vụ phát trực tuyến video và âm nhạc. Nền tảng dịch vụ đám mây của Amazon cho phép các tổ chức phát triển, xây dựng và triển khai các ứng dụng trực tuyến cho nhiều mục đích khác nhau.

    Amazon được thành lập vào năm 1994, bạn đầu thực sự công ty này chỉ là một cửa hàng sách trực tuyến. Nhưng người sáng lập và cựu giám đốc điều hành (CEO), Jeff Bezos, đã mong muốn cho công ty Amazon không chỉ đơn thuần là một công ty bán lẻ trực tuyến. Thay vào đó, ông ta nhận thấy rõ Amazon là một công ty công nghệ có lợi thế cạnh tranh là làm cho các giao dịch trực tuyến trở nên đơn giản hơn đối với người tiêu dùng.

    Amazon là gì ?

    Mã cổ phiếu: AMZN
    Trang website: Amazon.com

    Một công ty cung cấp một loạt các sản phẩm và dịch vụ thông qua các website của mình. Công ty hoạt động thông qua 3 phân khúc: Bắc Mỹ, Quốc tế và Dịch vụ Web Amazon (AWS). Các sản phẩm của Amazon bao gồm hàng hóa và những dịch vụ mua để bán lại từ các nhà cung cấp.

    Ngoài ra, Amazon cũng sản xuất và bán các thiết bị điện tử. Có công ty con là Whole Foods Market, cung cấp thực phẩm hữu cơ  và các mặt hàng chủ lực trên khắp các trang bán hàng của mình.

    Amazon Prime Day là gì ?

    Amazon Prime Day là sự kiện sale lớn của Amazon diễn ra hàng năm. Sự kiện Prime Day gần đây nhất bắt đầu vào nửa đêm ngày 21/6 và cho đến ngày 22/6 (khoảng 2 ngày). Vào những ngày này, các thành viên Amazon Prime ở một số quốc gia có quyền truy cập vào hơn 2 triệu giao dịch trên mọi danh mục, gồm thời trang, gia dụng, làm đẹp, điện tử và một số sản phẩm khác.

    Amazon phát hành cổ phiếu IPO

    Vào tháng 5 năm 1997, Amazon ra công chúng thông qua một đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Cổ phiếu của nó được niêm yết trên Nasdaq Global Select Market.

    Amazon có trụ sở chính tại Seattle. Andy Jassy là Giám đốc điều hành của gã khổng lồ thương mại điện tử này, sau khi tiếp quản Bezos vào tháng 7 năm 2021. Công ty đã tận dụng sức mạnh công nghệ của mình để mở rộng đáng kể lấn sân sang các ngành nghề khác, bao gồm cả dịch vụ điện toán đám mây- Amazon Web Services (AWS).

    Một số đối thủ cạnh tranh chính của công ty Amazon như nhà bán lẻ truyền thống Walmart Inc (WMT), trang web trực tuyến thương mại điện tử eBay Inc (EBAY) và các dịch vụ điện toán đám mây là đối thủ của Microsoft Corp (MSFT) và Google Cloud là công ty mẹ của Alphabet Inc (GOOGL).

    Việc Amazon mua lại MGM

    Ngày 26 tháng 5 năm 2021, Amazon thông báo rằng họ đã đồng ý mua lại công ty giải trí MGM với giá 8,45 tỷ USD. MGM có danh mục hơn 4.000 phim và 17.000 chương trình truyền hình. Việc mua lại sẽ cho phép Amazon thúc đẩy mạnh mẽ việc cung cấp nội dung giải trí của mình trong thị trường phát trực tuyến cạnh tranh gay gắt. Việc mua lại, tuân theo các phê duyệt quy định, sẽ là thương vụ mua lại lớn thứ hai của Amazon sau khi họ đã chi trả 13,7 tỷ USD cho Whole Foods vào năm 2017.

    Vào ngày 9 tháng 7 năm 2021, Reuters đưa tin rằng FTC sẽ tiến hành một cuộc điều tra mở rộng về việc mua lại được đề xuất, theo một nguồn tin quen thuộc với vấn đề này. Reuters cho biết, cơ quan này đã đưa ra yêu cầu thứ hai trong việc xem xét việc sáp nhập, theo nguồn tin, điều đó có nghĩa là có thể mất nhiều tháng để đưa ra quyết định về thương vụ.

    Với thu nhập cho quý tài chính kết thúc vào tháng 6 năm 2021 nhanh chóng đến vào ngày 28 tháng 7, các nhà đầu tư có thể muốn biết những gì sẽ xảy ra. Cổ phiếu Amazon đang giao dịch ở mức cao nhất mọi thời đại; các nhà đầu tư có khả năng tự hỏi mình có gì trong kho cho thu nhập quý 3.

    Doanh thu của Amazon gần đây nhất

    Tính đến thời điểm hiện tại, cổ phiếu đã tăng gần 14,2%, với mức tăng mạnh 11% trong tháng qua. Khi che mắt như vậy, liệu nó có tiếp tục không?

    Amazon có một lịch sử mạnh mẽ trong việc đánh bại các ước tính về doanh thu và thu nhập.

    Lịch sử thu nhập của Amazon trong 4 quý vừa qua từ tháng 6/2020 – 3/2021, cho chúng ta thấy lý do để lạc quan.

    Lịch sử doanh thu của Amazon theo YahooFinance

    Các ước tính hầu hết đều tăng trong ba tháng qua:

    ước tính thu nhập của Amazon theo YahooFinance

    Nhà môi giới cung cấp mã cổ phiếu Amazon CFD

    Exness-150x100AdmiralMarkets-150x100LiteForex-150x100
    Đánh giá ExnessĐánh giá AdmialMarket Đánh giá LiteForex
    XTB 150x100FXTM-Forextime 150x100VantageFX-150x100
    Đánh giá XTB Đánh giá ForexTime Đánh giá VantageFX
  • Tài khoản ECN vs tài khoản Chuẩn nên chọn loại nào?

    Tài khoản ECN vs tài khoản Chuẩn nên chọn loại nào?

    Để có cái nhìn tổng quan về Tài khoản Chuẩn và ECN, bài viết này sẽ giúp bạn biết nên chọn loại nào sẽ tối ưu hơn. Thường, các nhà môi giới ECN cung cấp ít nhất 2 loại tài khoản để lựa chọn. Mặt khác, mức giá không chênh lệch nhiều. Trong khi giao dịch với nhà môi giới Forex ECN, thường nhiều trader sẽ bị thu hút đối với nhà môi giới ECN vì nó đi kèm với chênh lệch STP, cũng như hoa hồng bằng 0. Chúng ta hãy hiểu sự khác biệt giữa Tài khoản Chuẩn và ECN Đích thực.

    True ECN là gì?

    True ECN là viết tắt của Electronic Communication Network và nó có nghĩa là mạng lưới liên ngân hàng kết nối. Điều này nghe có vẻ như là một thuật ngữ khá rộng nhưng khi nói đến giao dịch ngoại hối, bằng cách sử dụng vào mạng lưới ECN, chính bạn cũng có thể cung cấp tính thanh khoản.  Thanh khoản cao có nghĩa là chênh lệch giữa các giá thầu là khá chặt chẽ. Bạn có thể thấy rằng việc mua, cũng như bán, có thể được thực hiện với cùng một mức giá nhưng nhận một mức phí hoa hồng.

    Thông tin thêm về True ECN

    Do tài khoản của bạn sẽ được áp dụng một khoản Commission. Như vậy, sẽ rẻ hơn nếu bạn có một số vị thế vào và ra và cũng như nếu bạn là một nhà giao dịch ngắn hạn. Tuy nhiên, tài khoản ECN có thể sẽ không thuận lợi như đối với nhà giao dịch dài hạn bằng đối với nhà giao dịch ngắn hạn vì không cần phải lo lắng về chi phí giao dịch trong khi chọn dài hạn.

    Tài khoản Chuẩn

    Cũng gọi là Tài khoản Tiêu chuẩn (hay tài khoản Standard) thường đi kèm với mức chênh lệch cố định hoặc thả nổi. Nhưng thường chi phí có thể đắt hơn ECN. Nhược điểm của tài khoản tiêu chuẩn là bạn là người thường xuyên giao dịch và bạn phải trả thêm phí ẩn pips cho mỗi giao dịch, tức là phí nằm ngay trong spread. Đó cũng là điều hiển nhiên, vì đó là nguồn thu nhập của nhà môi giới.

    Nếu bỏ qua phí Swap. Trong trường hợp, bạn muốn một vị trí trong nhiều tuần hoặc nhiều ngày, sẽ không có gì khác biệt nhiều vì không có nhiều sự khác biệt về chi phí giao dịch liên quan.

    Kết luận nên chọn loại tài khoản ECN hay Chuẩn

    Ngoài chi phí hoa hồng, cũng nên quan tâm đến phí Swap và bạn phải xem xét nhà môi giới nào để lựa chọn. Qua một ngày mới, bạn phải xem xét một điều đó là liệu người môi giới đó có áp phí thế nào.

    Như vậy, việc chọn lựa tài khoản ECN hay tài khoản Chuẩn tùy thuộc vào chiến thuật của bạn nắm giữ lệnh ngắn hạn hay trung hạn hay dài hạn. Tuy nhiên, cả 2 tài khoản này không phân biệt nhà giao dịch có phải là một trader chuyên nghiệp hay không.

    Bên cạnh đó, bạn cũng cần có chút kinh nghiệm trong việc tìm cho mình nhà môi giới ngoại hối phù hợp, và quan trọng hơn hết, bạn phải giao dịch được tại các sàn forex uy tín.

Giao dịch Bitcoin 24/7ĐĂNG KÍ
+ +