Công cụ Momentum được rất nhiều trader phân tích kỹ thuật tin tưởng và sử dụng. Xác nghĩa Momentum là chỉ báo momentum hay chỉ báo động lượng, giúp trader xác định các điểm đảo chiều xu hướng.
Momentum là gì? Cách phân tích xu hướng với chỉ báo momentum
Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chỉ báo Momentum là gì, cách sử dụng chỉ báo momentum trên nền tảng giao dịch MetaTrader 4 (MT4), cách áp dụng chỉ báo momentum vào chiến lược giao dịch và cách sử dụng MT4 Momentum Indicator để xác nhận lại xu hướng.
Chỉ báo Momentum là gì?
Chỉ báo Momentum hay công cụ momentum ( viết tắt MOM) là loại chỉ báo động lượng thường được dùng trong phân tích kỹ thuật, đo lường khả năng thay đổi của giá trong một khoảng thời gian nhất định.
- Nếu dùng Momentum trong giao dịch Forex hay Kim loại (vàng, bạc), cổ phiếu chỉ ra các giai đoạn giá tăng và giai đoạn giá giảm, giúp trader xác định sức mạnh đằng sau xu hướng thị trường hiện tại.
- Chỉ báo Momentum indicator đánh giá sức mạnh của xu hướng thị trường. Nhờ đó, nhà đầu tư biết được xu hướng sẽ tiếp tục hay đảo chiều và ra quyết định giao dịch chính xác hơn.
Công dụng của Chỉ báo Momentum
Như chúng ta đều biết, xu hướng thị trường là một khái niệm quan trọng trong giới phân tích kỹ thuật hay phân tích cơ bản hay bất kì phương pháp phân tích nào khác. Có rất nhiều chiến lược giao dịch phụ thuộc vào thị trường có xu hướng, hay đang thị trường đi ngang (sideway), xu hướng mới bắt đầu hay sắp kết thúc. Chỉ báo động lượng momentum, nó sẽ cực kì hữu ích với nhà giao dịch để xác định những thông tin trên.
Bên cạnh đó, cũng có một số chỉ báo động lượng được dùng để đo lường sức mạnh của xu hướng. Trong đó, có một vài chỉ báo phổ biến là:
- Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)
- Chỉ báo động lượng Stochastic oscillator
- Đường trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD).
Trong đó, RSI và Stochastic và chỉ báo momentum giúp trader xác định thời điểm thị trường quá mua và quá bán. Nhờ đó, trader biết được liệu thị trường có đủ động lượng để thúc đẩy xu hướng giá hiện tại hay không. Thị trường giảm ở mức quá bán thì có khả năng bật trở lại, thị trường tăng ở mức quá mua thì có khả năng giảm xuống. Chỉ báo MACD sự kết hợp giao cắt giữa các đường trung bình động chỉ ra thị trường đang trên đà tăng hay giảm.
Công thức tính chỉ báo momentum trong giao dịch Forex, Chứng khoán
Trader có thể sử dụng chỉ báo động lượng, như ở đây forexitig chỉ giới thiệu riêng về công cụ Momentum để xác định sức mạnh của xu hướng giá trên biểu đồ giao dịch. Công thức tính chỉ báo Momentum so sánh giá đóng cửa của phiên giao dịch hiện tại (CA) với giá đóng cửa của N phiên giao dịch trước đó (CP).
Công thức tính của chỉ báo momentum như sau:
Chỉ báo Momentum là một đường dao động xung quanh giá trị 100, giá trị tuỳ thuộc vào việc giá đóng cửa hiện tại cao hay thấp hơn giá đóng cửa của N phiên giao dịch trước đó.
Ví dụ: Nếu giá đóng cửa hiện tại của cặp Vàng (XAU/ USD) là 1800 và giá đóng cửa 14 ngày trước của nó là 1750 thì trong xu hướng tăng, chỉ báo Momentum indicator (14) sẽ bằng:
Forex Momentum (14) = (1800 / 1750) x 100 = 102.85
Ngược lại, nếu giá đóng cửa hiện tại của cặp Vàng (XAU/ USD) là 1800 và giá đóng cửa 14 ngày trước của nó là 1850 thì trong xu hướng giảm, chỉ báo Momentum indicator (14) sẽ bằng:
Forex Momentum (14) = (1800 / 1850) x 100 = 97.29
Sau khi biết cách tính chỉ báo động lượng Momentum, trader sẽ hiểu cách đọc nó
Tham khảo thêm:
DXY là gì ? Lịch sử sức mạnh chỉ số Dollar
Giá cổ phiếu Microsoft ? Giao dịch MFST ở đâu
Dogecoin là gì ? Nên thận trọng đầu tư DOGE
Cách dùng chỉ báo động lượng Momentum
Chỉ báo động lượng momentum giúp trader xác định thời điểm giá chứng khoán tăng hoặc giảm, cũng như mức độ tăng giảm mạnh hay yếu. Các mức chỉ báo momentum:
- Khi chỉ báo momentum lớn hơn 100, giá hiện tại sẽ cao hơn giá của “n” phiên giao dịch trước đó.
- Khi chỉ báo momentum bé hơn 100, giá hiện tại sẽ thấp hơn giá của “n” phiên giao dịch trước đó.
Chỉ báo động lượng nằm trên và cách trục ngang 100 càng xa, cho thấy giá tăng càng nhanh. Chỉ báo động lượng nằm dưới và cách trục ngang 100 càng xa, thì cho biết giá giảm càng nhanh.
Chỉ báo momentum 110 có xu hướng giá tăng mạnh hơn chỉ báo momentum 109. Ngược lại, chỉ báo momentum 94 có xu hướng giá giảm mạnh hơn chỉ báo momentum 95.
Chỉ báo momentum cách trục ngang 100 càng xa, thì xu hướng giá tăng (giảm) càng mạnh.
Cách đọc và hiểu được chỉ báo momentum khá đơn giản, mọi thứ sẽ càng đơn cho trader qua các nền tảng bên sàn giao dịch này tự động tính và hiển thị chỉ báo momentum indicator trên biểu đồ giao dịch chỉ bằng vài cú nhấp chuột.
Ngoài ra, công cụ này bạn không nên sử dụng độc lập, mà hãy kết hợp với những công cụ khác như MA (Moving Average), Hỗ trợ và Kháng cự (Support và Resistance), đường xu hướng (Trend line), Kênh xu hướng, … rất nhiều, tuỳ bạn chọn lựa.
Cách lấy công cụ Momentum MT4 và MT5
Công cụ Momentum là một trong nhiều chỉ báo mặc định sẵn có trên nền tảng giao dịch MetaTrader. Nền tảng MT4 hoặc MT5 và mọi thứ đều được tính toán tự động và còn lại nhà giao dịch chỉ đọc.
Chỉ báo momentum có sẵn trên cả 2 nền tảng MetaTrader 4 (MT4) và MetaTrader 5 (MT5), bạn chỉ cần tải nền tảng và rồi thêm chỉ báo momentum là có thể giao dịch chỉ báo động lượng trên sàn giao dịch. Vì vậy, bạn không cần tải hay cài đặt Momentum. Bạn theo tuần tự sau khi mở MT4 hay MT5, trong cửa sổ “Insert”, rồi chọn Indicators -> Custom-> Momentum.
Để thêm chỉ báo động lượng momentum vào biểu đồ, trader chỉ cần kéo thả hoặc nhấp đúp chuột vào đồ thị.
Theo thiết lập mặc định, trục 100 không xuất hiện trên biểu đồ, nhưng trader có thể dễ dàng thêm nó vào bằng tab “Levels” trong phần tham số của chỉ báo.
Cách sử dụng công cụ Momentum
Để diễn giải chỉ báo Momentum indicator, trader cần phải quan tâm đến trục 100.
- Nếu chỉ báo Momentum di chuyển lên trên trục 100, thì xu hướng giá tăng,
- Nếu chỉ báo Momentum di chuyển xuống dưới trục 100, thì xu hướng giá giảm.
Ngoài ra, chỉ báo động lượng này còn giúp trader xác định sức mạnh xu hướng. Chỉ báo Momentum cách trục 100 càng xa, thì xu hướng giá tăng (giảm) càng mạnh và ngược lại.
Lưu ý thêm: với chỉ báo động lượng Momentum không chỉ giúp nhà giao dịch dùng để phân tích chứng khoán hay Forex, mà bạn có thể dùng cho Hàng hoá, Chỉ số, Trái phiếu, Năng lượng miễn sao bạn thấy nó phù hợp với chính bạn.