Blog

  • Mô hình nến Marubozu

    Mô hình nến Marubozu

    Mô hình nến marubozu là gì?

    Marubozu là một trong những mô hình nến có tín hiệu quan trọng nhất. Mô hình này thường xuyên xuất hiện trong biểu đồ nến Nhật (Candlestick). Mô hình nến Marubozu được nhận định là dấu hiệu của xu hướng giá sắp tới thể hiện một lực mua hoặc bán mạnh xuất hiện trên thị trường.

    Mô hình nến marubozu là gì

    Mô hình nến Marubozu được chia thành 2 loại:

    Marubozu Tăng

    Đây là nến Marubozu tăng cơ bản. Một cây nến có thân rất dài và không có bóng nến trong suốt phiên giao dịch, thể hiện phe mua chiếm ưu thế hoàn toàn. Mẫu nến Bullish Marubozu cho thấy lực mua đang rất mạnh đồng thời không hề có sự tồn tại của phe bán. Trong xu hướng tiếp đó, phe mua vẫn chiếm ưu thế, thị trường có tiềm năng là đi lên (uptrend).

    Marubozu Giảm

    Là mẫu nến Marubozu giảm cơ bản. Bearish Marubozu có thân nến giảm và không có bóng nến, thể hiện phe bán chiếm ưu thế hoàn toàn trong suốt cả phiên giao dịch, phe mua thường tham gia với lực mua yếu hoặc thậm chí không tham gia vào thị trường. Ở phiên giao dịch, phe bán chiếm ưu thế. Trong xu hướng tiếp theo, phe bán tiếp tục giữ thế mạnh, thị trường có tiềm năng là đi xuống (uptrend).

    Dấu hiệu nhận biết Marubozu

    Có thể dễ dàng xác định một mô hình Marubozu : Đây là một hình nến đơn có thân mà không có bóng ở hai đầu của nến. Thông thường, nếu như bạn xử nến có màu xanh lá cây trên biểu đồ giá (nến Marubozu tăng giá) và nến có màu đỏ (nến Marubozu giảm giá), điều này tùy thuộc vào mỗi nền tảng bạn đang sử dụng hoặc bạn có thể tự thiết lập cài đặt màu sắc.

    • Nến xanh (Marubozu Bullish): Thể hiện giá tăng mạnh và người mua chiếm ưu thế áp đảo người bán. Giá mở cửa bằng giá thấp nhất (Open order = Low), giá đóng cửa bằng giá cao nhất (Close order = High).
    • Nến đỏ (Marubozu Bearish): Thể hiện sự giảm giá mạnh. Giá mở cửa bằng giá cao nhất (Open order = High), giá đóng cửa bằng giá thấp nhất (Close order = Low).

    Khi mẫu mô hình nến Marubozu tăng hoặc giảm xuất hiện, giá sẽ có tiềm năng sẽ theo xu hướng của nến Marubozu đó. Độ dài của Marubozu và chuyển động của giá sẽ xác định độ chính xác của hình nến.

    Trong điều kiện thị trường hiện nay, hiếm có một loại marubozu nào là hoàn hảo. Do đó, đôi khi có một sự khác biệt nhỏ – thường ít hơn 0,01%  giữa giá mở / đóng với giá cao / thấp có thể bị bỏ qua khi xác định marubozu.

    Các biến thể của mô hình Marubozu

    Trên thực tế biểu đồ giá thị trường, không phải lúc nào cũng “đẹp như mơ”, luôn xuất hiện những mô hình nến Marubozu chuẩn vậy. Sẽ có những mẫu mô hình biến thể khác, là những cây nến cường lực có bóng nến ngắn nhưng chỉ xuất hiện ở một phía, dưới hoặc trên.

    Mô hình nến Bullish Marubozu có bóng nến ngắn

    Mô hình nến Bullish Marubozu có bóng nến ngắn

    Đây là mô hình Marubozu tăng cơ bản, cùng với phần bóng nến xuất hiện ở phía dưới hoặc phía trên của cây nến, những bóng nến thường nhỏ hoặc rất nhỏ.

    • Bullish Marubozu có bóng nến trên (hình bên trái): thể hiện phe mua đã chiếm ưu thế khi liên tục đẩy giá lên cao, không hề xuất hiện bóng nến dưới cho đến cuối phiên. Đến gần cuối phiên giao dịch, phe bán cố gắng đẩy giá xuống nhưng không thể do lực mua quá mạnh, đó là lý do mà bóng nến trên xuất hiện nhưng khá ngắn. Những mẫu nến Bullish Marubozu như thế này vẫn cho chúng ta thấy lực mua đang rất mạnh, khả năng giá sẽ tiếp tục tăng trong những phiên giao dịch tiếp theo.
    • Bullish Marubozu có bóng nến dưới (hình bên phải): phe bán đã tìm mọi cách để đẩy giá xuống trước sức mạnh của phe mua tại thời điểm đầu hoặc giữa của phiên giao dịch, mặc dù giá có giảm so với lúc mở cửa nhưng không đáng kể, đây cũng là lý do bóng nến dưới rất ngắn. Bởi lực mua mạnh hơn nên đẩy giá tăng lên cho đến cuối phiên, khả năng cao là giá sẽ tiếp tục tăng trong những phiên sắp tới.

    Mô hình nến Bearish Marubozu có bóng nến ngắn

    Mô hình nến Bearish Marubozu có bóng nến ngắn

    Đây cũng là mô hình nến Marubozu cơ bản với cây nến giảm, có bóng nến dưới hoặc dưới khá ngắn.

    • Bearish Marubozu có bóng nến trên (hình bên trái): Thời điểm đầu, phe mua cố gắng đẩy giá đi lên nhưng lực mua không đủ lớn nên giá tăng lên không đáng kể trước khi bị kéo xuống lại, thể hiện rõ là bóng nến trên rất ngắn. Lực bán mạnh hơn khiến giá giảm cho đến cuối phiên. Khả năng trong các phiên giao dịch tiếp theo, bên bán vẫn chiếm ưu thế khiến thị trường giảm xuống.
    • Bearish Marubozu có bóng nến dưới (hình bên phải): Bên mua cố gắng đẩy giá lên cao để bắt đáy vào gần cuối phiên nhưng không đáng kể, làm xuất hiện bóng nến dưới nhưng rất ngắn. Dù vậy, nhưng phía bên bán vẫn có khả năng chiếm ưu thế ở những phiên sau.

    Kết luận về mô hình nến Marubozu

    Bạn có thể tìm thấy nến Marubozu trong tất cả các khung thời gian của biểu đồ. Tuy nhiên, ở nhưng khung thời gian cao hơn cho tín hiệu tốt hơn như H1, H4, D1 và cũng thế một tín hiệu thì không đủ để quyết định đóng hay mở lệnh cho một giao dịch. Nếu trên biểu đồ D1 có thể dễ dàng nhìn thấy mô hình nến Marubozu, bên nào nắm quyền kiểm soát trong ngày.

    Hãy dành thời gian nghiên cứu các chân nến thật kỹ để cải thiện kỹ năng giao dịch của bạn. Bên cạnh đó, dù bạn giao dịch forex hay hàng hóa, cổ phiếu CFD thì một sàn ngoại hối uy tín, đó là điều quan trọng nhất .

  • Ethereum classic là gì? Nên đầu tư vào ETC không?

    Ethereum classic là gì? Nên đầu tư vào ETC không?

    Nếu bạn đang quan tâm đến Ethereum classic và phân vân về việc nên hay không nên đầu tư vào ETC. Hãy theo dõi chi tiết bài viết sau của forexitig.com để có được cho mình những thông tin cần thiết nhé!

    Ethereum classic là gì?

    Ethereum Classic (ETC) được gọi là “ phiên bản thứ hai” của Ethereum bởi nó được tạo ra và phát triển từ công nghệ Blockchain của Ethereum. Các giao dịch được thực hiện trên Ethereum vẫn có hiệu lực với Blockchain của Ethereum Classic cho đến khi nó được phân tách, từ đó hai blockchain chuyển sang các hoạt động riêng biệt.

    Điều quan trọng nhất cần biết về Ethereum Classic là các hợp đồng thông minh được Nick Szabo phát minh vào năm 1994. Tuy vậy, tại thời điểm đó, không có một nền tảng phi tập trung nào có khả năng lưu trữ các hợp đồng thông minh một cách an toàn. Nhờ có Blockchain, các hợp đồng thông minh được xây dựng trên nền tảng Ethereum Classic đã làm được điều đó.

    Những nhà đầu tư tham gia mạng lưới Blockchain của Ethereum Classic có khả năng lưu trữ “Ether cổ điển” trong ví của họ hoặc trao đổi chúng với nhau. Với Ether,  người tham gia cũng được thưởng khi thực hiện các phép tính trong khi xác minh các giao dịch.

    Đồng tiền điện tử Ethereum Classic hiện đã có mặt ở nhiều sàn giao dịch lớn có thể kể đến như: OKEx, Bitfinex, Huobi, Binance, Bithumb, Upbit, Bit-Z…Tại Việt Nam, có thể có một số các dịch vụ hỗ trợ giao dịch trực tiếp ETC đến VND.

    Những ví lưu trữ Ethereum Classic có thể kể đến như: Ledger Nano S, Exodus, Trezor…Các loại ví này dành cho các nhà đầu tư có dự định cất giữ đồng ETC lâu dài.

    Ngoài ra, cũng có thể lưu trữ ETC trực tiếp trên các sàn giao dịch bằng cách tạo ví điện tử của sàn. Cách này phù hợp với những nhà đầu tư có dự định lưu trữ ngắn, thường xuyên thực hiện các giao dịch trao đổi, mua bán.

    Sự phát triển của Ethereum Classic

    1. Ngày 30-7-2015, Frontier lần đầu tiên phát hành khối Ethereum Genesis.
    2. Ngày 14 tháng 3 năm 2016, bản phát hành kế tiếp của nền tảng Ethereum Classic chính thức ra đời đồng thời giới thiệu EIP-2, EIP-7 và EIP-8
    3. Ngày 25 tháng 10 năm 2016, GasReprice giới thiệu ECIP-1050 giúp bảo vệ và ngăn chặn cuộc tấn công DoS ảnh hưởng tới mạng lưới Ethereum và Ethereum classic.
    4. Ngày 14 tháng 1 năm 2017 Die Hard chuyển từ proof of work sang proof of stake.Tiến hành củng cố quyền bảo vệ nhằm ngăn chặn các giao dịch trên mạng Ethereum chấp nhận trên chuỗi Ethereum classic. Cùng với đó là giới thiệu ECIP-1010 và EIP-155.

    Ưu điểm và hạn chế của Ethereum Classic

    Ưu điểm và hạn chế của Ethereum Classic

    Ưu điểm

    • Việc cung cấp ETC hạn chế. Điều này làm cho mỗi token trở nên khan hiếm và có giá trị hơn.
    • ETC được một số dự án sử dụng làm nền tảng
    • Blockchain không thay đổi

    Hạn chế

    • Không có quyền truy cập vào các bản cập nhật của ETH
    • Nhận nhiều đánh giá tiêu cực từ cộng đồng Ethereum
    • Xuất hiện nhiều hình thức lừa đảo tại đây

    Có nên đầu tư vào ETC hay không?

    Có nên đầu tư vào ETC hay không

    Tại thị trường tiền điện tử, ETC hiện đang thuộc trong top 20 loại tiền điện tử lớn mạnh nhất hiện nay. Ethereum Classic có mức tăng trưởng mạnh kể từ khi ra mắt và được dự đoán phát triển hơn nữa, vượt xa sự kỳ vọng. Do vậy, ETC được nhiều chuyên gia trong thị trường  đánh giá cao về tiềm năng sử dụng trong tương lai.

    Giống với Ethereum hoặc Bitcoin, giá của tiền điện tử Ethereum Classic liên tục biến động, lên xuống và thay đổi theo từng phút từng giờ. Do tính năng này, ETC cũng là một loại tiền tệ được nhiều nhà đầu tư yêu thích và ưu tiên lựa chọn.

    Một số lý do khiến người dùng tham gia đầu tư vào đồng tiền ETC có thể bởi việc đầu tư vào ETC cũng giống như kinh doanh, mua bán vàng hay đầu tư chứng khoán, nếu chọn đúng thời điểm đầu tư thì khả năng sinh lời của người tham gia là rất cao vì thị trường Crypto thường xuyên biến động. Theo suy nghĩ của họ đây kênh đầu tư sinh lời cực lớn giống với các hình thức đầu tư khác.

    Tuy nhiên, Ethereum Classic cũng như các hình thức đầu tư đều có rủi ro và còn nhiều hạn chế đã được đề cập ở trên. Nếu đang có ý định đầu tư vào ETC, các bạn cần có thời gian tìm hiểu kỹ thông tin về dự án. Tìm ra hướng đi phù hợp, đừng quên cập nhật biến động từng ngày, từng giờ của ETC để đưa ra lựa chọn đúng đắn với bản thân.

    Do đó, việc nên hay không nên đầu tư vào Ethereum Classic phụ thuộc vào quyết định của bạn. Giao dịch tiền mã hóa có rủi ro rất cao (có thể nói rủi ro là cao hơn Forex). Muốn tránh những rủi ro không đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình đầu tư, bạn cần phải cẩn trọng trong từng bước tiến.

    Trên đây là bài viết tổng quan về Ethereum Classic. Để thành công trong lĩnh vực đầu tư này, ngoài việc am hiểu các kiến thức cơ bản, bạn còn cần trang bị cho mình thêm nhiều những kỹ năng cập nhật những thông tin về tài chính mới nhất, phân tích kỹ thuật và học hỏi thêm kiến thức từ những người đã có kinh nghiệm đầu tư rồi.

    Ngoài ra, còn những bài đăng khác cũng liên quan đến tiền điện tử như Litecoin, Altcoin, DogecoinRipple và XRP mà bạn có thể tham khảo thêm.

  • Hỗ trợ và kháng cự là gì ? Support và Resistance

    Hỗ trợ và kháng cự là gì ? Support và Resistance

    Chúng ta thường nghe tới “Hỗ trợ và kháng cự” trong các bài phân tích từ những chuyên gia tài chính thế giới, Trading Central, Autochartist, và rất nhiều. Hỗ trợKháng cự (tiếng anh về lĩnh vực tài chính gọi là SupportResistance), chúng là một trong những khái niệm được sử dụng rộng rãi nhất trong giao dịch. Hãy làm quen với những từ tiếng anh này vì chúng tôi sẽ dùng nó để môt tả về chúng.

    Hỗ trợ và Kháng cự (Support and Resistance)

    Nhìn vào sơ đồ trên. Như bạn có thể thấy, đường giá di chuyển lên và sau đó giảm trở lại, điểm cao nhất đạt được trước khi nó giảm trở lại bây giờ là Kháng cự (Resistance).

    • Các điểm kháng cự cho chúng ta biết nơi đó có lực người bán mạnh.

    Khi giá tiếp tục tăng trở lại, điểm thấp nhất sau đó giá bật lên là Hỗ trợ (Support).

    • Các điểm hỗ trợ cho chúng ta biết nơi đó có lực người mua mạnh.

    Trên thực tế, kháng cự và hỗ trợ liên tục được hình thành khi giá di chuyển lên và xuống theo thời gian.

    Có 2 cách hỗ trợ và kháng cự thường được giao dịch:

    • Giao dịch lúc giá Bounce (giá quay ngược lại)

    Mua khi tỷ giá giảm về đường Support.
    Bán khi tỷ giá tăng đến ngưỡng Resistance.

    • Giao dịch Break (giá phá vỡ)

    Mua khi giá vượt qua ngưỡng Resistance.
    Bán khi giá phá vỡ vùng Support.

    Có thế chúng sẽ làm bạn hơi rồi với để tôi giải thích thêm cho bạn hiểu.

    Giá quay ngược trở lại – Bounce

    Thông thường, bạn sẽ thấy một ngưỡng hỗ trợ hoặc ngưỡng kháng cự dường như sắp bị phá vỡ, nhưng ngay sau đó bạn nhận ra rằng giá thị trường trên đồ thị đã quay ngược trở lại (giống như giá test lại mức giá đó), thường chúng sẽ được thể hiện rõ hơn bằng bóng nến.

    Giá quay ngược trở lại khi chạm hỗ trợ Support

    Như hình ảnh trên chúng ta thấy rằng giá chạm đường Support được vẽ ra khoảng giá 0.89000 trên cặp tiền EURGBP, sau đó tỉ giá bật lên vài lần.

    Giá quay ngược trở lại khi chạm kháng cự Resistance

    Như hình ảnh trên chúng ta thấy rằng giá chạm đường Resistance khoảng giá 0.81000 trên cặp tiền EURGBP, sau đó giá bị đẩy xuống nhiều lần.

    Nên nhớ rằng mức hỗ trợ và kháng cự nhiều hơn là “vùng” hơn có giá trị hơn. Nếu quá ít, có thể đó chỉ là một phản xạ của giá thị trường.

    Giá phá vỡ – Break

    Ngược với vấn đề trên, giá không quay đầu trở lại mà tiếp tục xu hướng theo cách của nó. Vì nhiều trader cho rằng mức hỗ trợ hoặc kháng cự sẽ bị phá vỡ nếu giá thực sự có thể đóng cửa vượt qua mức đó.

    Giá phá vỡ ngưỡng - Break

    Sau khi, giá chạm đường kháng cự Resistance, cuối cùng giá đã bức phá qua đường đó và giá tăng mạnh.

    Những thông tin khác về hỗ trợ và kháng cự:

    • Khi giá vượt qua ngưỡng kháng cự, ngưỡng kháng cự đó có thể trở thành hỗ trợ, và ngược lại.
    • Giá kiểm tra mức kháng cự hoặc hỗ trợ càng thường xuyên mà không phá vỡ nó, thì khả năng kháng cự hoặc hỗ trợ càng mạnh.
    • Khi hỗ trợ hoặc kháng cự bị phá vỡ, sức mạnh của động thái tiếp theo phụ thuộc vào mức độ mạnh mẽ của mức hỗ trợ hoặc kháng cự bị phá vỡ.

    Cuối cùng, kiến thức về Support và Resistance rất đơn giản đúng không. Trên thực tế, bạn sẽ thấy hiện tượng này có rất nhiều trên các đồ thị giá forex, chỉ số, Vàng, Chứng khoán, Cổ phiếu, Phái sinh, Tiền điện tử.

    Có thể bạn quan tâm:

    Dogecoin là gì ? Nên thận trọng đầu tư DOGE

    Yếu tố nào tác động trên tiền điện tử? 3 mốc lịch sử quan trọng của Bitcoin

    Sàn Binance Lừa Đảo hay Uy tín ?

    Chỉ số Dow Jones là gì?

Giao dịch Bitcoin 24/7ĐĂNG KÍ
+ +